5 Loài cây trị bệnh trĩ an toàn hiệu quả ngay tại nhà
Cây trị bệnh trĩ là một trong những vấn đề được đông đảo người bệnh hết mực quan tâm. Sở dĩ như vậy bởi bệnh trĩ mang tới rất nhiều phiền toái và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được chữa trị sớm, do đó các bài thuốc thảo dược được tìm kiếm rất nhiều.
Để biết đâu là những bài thuốc chữa trĩ từ thực vật thường được sử dụng, bạn đọc hãy theo dõi những thông tin có trong bài viết dưới đây.
Khi nào nên sử dụng các loại cây trị bệnh trĩ?
Vì sao cần sử dụng các loại cây trị bệnh trĩ nhằm giảm các triệu chứng do bệnh gây nên? Bệnh trĩ được hình thành khi các búi tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng bị phình giãn trong thời gian dài, dần dần tạo thành các búi trĩ.
Trĩ thường khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, ngứa rát, thậm chí chảy máu mỗi khi đi đại tiện. Trường hợp nghiêm trọng búi trĩ sa ra ngoài gây viêm nhiễm, hoại tử và khiến việc điều trị gặp khó khăn. Vì vậy, việc đi khám ngay khi phát hiện triệu chứng của bệnh để được can thiệp chữa trị kịp thời là hoàn toàn cần thiết.
Không ít người mắc bệnh trĩ thường lo ngại việc điều trị sẽ gặp nhiều đau đớn nên đã tìm kiếm các phương thuốc dân gian để chữa tại nhà. Các bài thuốc có nguồn gốc từ thực vật nên hầu hết đều lành tính, hơn nữa còn dễ thực hiện và tốn ít chi phí. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng cách chữa này thường chỉ mang tới hiệu quả tốt khi bệnh trĩ còn ở mức độ nhẹ.
Một số cách dùng cây trị bệnh trĩ đơn giản và hiệu quả
Dưới đây là những cách sử dụng cây trị bệnh trĩ một cách hiệu quả, an toàn mà người bệnh có thể thực hiện tại nhà với chi phí rẻ:
Cải thiện bệnh trĩ bằng cây diếp cá
Cây diếp cá từ lâu đã được sử dụng rộng rãi để giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, có tác dụng sát khuẩn, làm mát gan. Chính vì công dụng đó mà người ta sử dụng rau diếp cá để làm dịu tổn thương ở vùng hậu môn do ảnh hưởng của búi trĩ.
Không ít nghiên cứu chỉ ra trong rau diếp cá có nhiều thành phần mang tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ như decanoyl acetaldehyd giúp kháng viêm, ngừa bội nhiễm; quercetin chống oxy hóa, chống phình giãn tĩnh mạch hậu môn.
Loài thảo dược này có thể được dùng để chữa bệnh trĩ tại nhà bằng các cách như sau:
- Ăn sống
Cách này thực hiện rất đơn giản, hơn nữa có thể thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày. Người bệnh chỉ cần đem một ít rau diếp cá đi rửa sạch, ngâm qua nước muối rồi ăn trực tiếp, có thể dùng làm nộm hoặc kết hợp với thực phẩm khác.
- Trà lá diếp cá
Bên cạnh cách ăn trực tiếp, lá diếp cá còn được sử dụng làm trà uống hàng ngày. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị một lượng rau diếp cá vừa phải, đem ngâm qua nước muối và rửa thật sạch, sau đó mang đi sấy hoặc phơi khô.
Cây diếp cá sau khi khô thì đem xay nhuyễn thành bột mịn rồi bảo quản trong hũ thủy tinh sạch. Người mắc bệnh trĩ có thể sử dụng loại trà này để uống hàng ngày, mỗi lần dùng từ 2-4g bột pha cùng nước nóng.
Cây nhọ nồi giúp khắc phục bệnh trĩ
Cây nhọ nồi, hay còn được gọi là cỏ mực, chứa một số hoạt chất như vitamin A, saponin, tanin,… có khả năng kháng viêm, tiêu sưng búi trĩ, giúp tăng cường độ bền của thành mạch và cầm máu hiệu quả.
Để hỗ trợ chữa bệnh trĩ, bạn cần chuẩn bị 200g cây nhọ nồi và 20ml rượu trắng, sau đó đem cỏ nhọ nồi đi rửa sạch, để ráo nước rồi giã nát. Đun nóng rượu rồi thêm phần cỏ mực mới giã vào đun nhỏ lửa khoảng 3 phút thì tắt bếp. Phần nước thu được dùng để uống còn lấy bã đem đắp lên búi trĩ, cách này có thể mang lại hiệu quả sau khoảng 1-2 tuần sử dụng.
Đọc thêm:
Chuyên gia giải đáp: Làm sao để búi trĩ thụt vào?
Bài thuốc cây cúc tần cải thiện bệnh trĩ
Với tác dụng giảm đau, sát khuẩn tiêu sưng và kích thích tiêu hóa, cây cúc tần được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để giúp người mắc bệnh trĩ giảm bớt cảm giác khó chịu ở hậu môn.
Để thực hiện, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm lá sung, lá lốt, lá ngải cứu, lá cúc tần cùng vài lát nghệ tươi, mỗi loại 100g. Tiếp đó, mang các nguyên liệu đi rửa sạch hết cặn bẩn, ngâm sơ với nước muối loãng rồi đun sôi cùng nước sạch.
Đến khi nước đun đặc lại thì đổ ra chậu, đợi cho nguội bớt thì dùng xông hơi hậu môn khoảng 15 phút. Khi nước đã nguội, bạn có thể sử dụng để ngâm rửa hậu môn nhằm ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
Mẹo chữa trĩ bằng lá lốt
Theo Đông y, lá lốt có vị cay nồng, tính hàn có tác dụng hỗ trợ cầm máu, giảm tình trạng sưng viêm và co thắt búi trĩ hiệu quả, đặc biệt đối với người bị bệnh trĩ ngoại. Người bệnh có thể sử dụng lá lốt để chữa trĩ bằng hai cách sau đây:
- Cách 1: Chuẩn bị một nắm lá lốt đem rửa thật sạch, ngâm nước muối rồi đem xay nhuyễn, gạn bỏ bã chắt lấy nước cốt để uống 2 lần/ ngày cho đến khi bệnh trĩ được cải thiện.
- Cách 2: Chuẩn bị ngải cứu, cúc tần, nghệ, lá lốt 50g mỗi loại, rửa sạch rồi đem giã nát. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi đun sôi với 1 lít nước, sau đó dùng xông hơi hậu môn cho tới khi hết hơi nóng.
Cách khắc phục bệnh trĩ bằng cây rau má
Một trong những loại cây dùng để chữa bệnh trĩ không thể bỏ qua là rau má, đây là vị thuốc tính bình, có tác dụng giải nhiệt, hiệu quả tốt khi hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
Người bệnh hãy chuẩn bị các nguyên liệu gồm rau má, đậu đen, cỏ mực mỗi loại một nắm. Cỏ mực đem sao lên cho cháy cạnh, đậu đen chỉ sao thơm, rửa sạch rau má rồi cho tất cả nguyên liệu vào ấm sắc thành nước uống. Sau khoảng 2 tuần sử dụng bài thuốc này, người bệnh sẽ thấy triệu chứng bệnh trĩ được cải thiện đáng kể.
Đọc thêm:
Top 10 thuốc đặt co búi trĩ phổ biến hiện nay
Đề xuất phương pháp chữa bệnh trĩ hiện đại để tránh tái phát
Theo các chuyên gia, các bài thuốc từ cây trị bệnh trĩ chỉ đóng vai trò làm một biện pháp hỗ trợ đem lại hiệu quả trong các trường hợp mắc bệnh trĩ mức độ nhẹ.
Chính vì vậy, điều cần thiết mà người bệnh cần làm khi phát hiện ra các triệu chứng của bệnh trĩ là tìm đến các cơ sở y tế uy tín như Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) để trao đổi với các bác sĩ có chuyên môn giỏi và giàu kinh nghiệm trong khám chữa bệnh hậu môn trực tràng.
Tại đây, các bác sĩ sẽ thăm khám trực quan hoặc nội soi nhằm xác định mức độ và vị trí của búi trĩ, sau đó đề xuất phác đồ điều trị phù hợp đối với từng trường hợp. Các phương pháp loại bỏ trĩ ít xâm lấn mà phòng khám áp dụng như HCPT II, PPH II, THD đều mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh như:
- Xác định và loại bỏ chính xác búi trĩ nhờ các trang thiết bị hỗ trợ chuyên nghiệp.
- Giảm thiểu cảm giác đau đớn và tình trạng chảy máu so với các phương pháp truyền thống.
- Tránh ảnh hưởng đến mô lành quanh búi trĩ, từ đó bảo toàn chức năng hậu môn.
- Hạn chế các biến chứng và nguy cơ bệnh trĩ tái phát sau khi kết thúc điều trị.
Trên đây là những chia sẻ của chuyên gia về cách dùng cây trị bệnh trĩ một cách hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn cho mình phương pháp chữa bệnh trĩ phù hợp. Nếu bạn đọc còn thắc mắc khác về vấn đề này, vui lòng liên hệ hotline 0243.9656.999 để được hỗ trợ.