Rò hậu môn tái phát sau mổ: Nguyên nhân và cách khắc phục
Rò hậu môn tái phát sau mổ không hiếm gặp, không chỉ ảnh hưởng về mặt sức khỏe mà việc điều trị khắc phục vô cùng khó khăn và tốn kém chi phí. Để ngăn ngừa biến chứng tái phát rò hậu môn sau mổ, người bệnh nên lựa chọn điều trị đúng phương pháp ngay từ đầu, đồng thời chú ý trong việc chăm sóc sau mổ. Vậy nguyên nhân tái phát rò hậu môn sau khi phẫu thuật do đâu, dấu hiệu và cách khắc phục như thế nào?
Dấu hiệu rò hậu môn tái phát sau mổ
Rò hậu môn là tình trạng nhiễm khuẩn vùng hậu môn mạn tính và chủ yếu là hậu quả của ổ apxe quanh hậu môn không được điều trị bị vỡ mủ và hình thành các đường rò. Bệnh rò hậu môn có thể tái phát ngay sau khi mổ hoặc khi vết mổ đã lành. Những dấu hiệu nhận biết rò hậu môn tái phát sau mổ bao gồm:
- Vết mổ chảy mủ: Sau khi mổ, vết mổ có thể bị sưng và chảy mủ hoặc chảy dịch. Việc phẫu thuật không đảm bảo hoặc do bệnh nhân chăm sóc vết mổ không đúng cách khiến vết thương bị ngứa ngáy, ẩm ướt khiến các tuyến hậu môn tái tắc nghẽn và tái hình thành đường rò.
- Ngứa hậu môn: Dấu hiệu điển hình cảnh báo đường rò tái phát. Khi vết mổ chảy mủ, chảy dịch khiến hậu môn bị ẩm ướt, kích ứng dẫn đến ngứa ngáy.
- Hậu môn sưng đỏ: Rò hậu môn tái phát có thể gây sưng đau cục bộ tại vết mổ hoặc xung quanh hậu môn. Khi dùng tay sờ có thể thấy cục cứng hoặc vùng da quanh hậu môn bị căng cứng khó chịu.
- Đau rát hậu môn: Bệnh nhân bị đau hậu môn khi ngồi, khi di chuyển hoặc vùng hậu môn bị kích ứng có thể là dấu hiệu tái phát rò hậu môn sau mổ.
- Đại tiện ra máu: Rò hậu môn tái phát có thể gây tình trạng chảy máu hậu môn khi đại tiện. Máu có thể dính vào giấy vệ sinh, dính vào phân hoặc ở thành bồn cầu.
Nguyên nhân rò hậu môn tái phát sau mổ do đâu?
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, tỷ lệ bị tái phát rò hậu môn sau phẫu thuật rơi vào khoảng 7-12%. Tỷ lệ này sẽ còn tùy thuộc vào phương pháp điều trị cũng như loại đường rò mắc phải. Những nguyên nhân khiến rò hậu môn tái phát sau mổ thường gặp bao gồm:
Rò hậu môn tái phát sau mổ do cấu trúc đường rò
Vị trí và loại đường rò là một trong nhiều nguyên nhân khiến rò hậu môn bị tái phát sau mổ. Bệnh rò hậu môn bao gồm nhiều loại như rò trên cơ thắt, rò dưới cơ thắt, rò trong hoặc bên ngoài cơ thắt. Trong đó, các đường rò trên và ngoài cơ thắt thường có khả năng tái phát cao hơn.
- Đường rò trên và ngoài cơ vòng: Chiếm khoảng 39% các trường hợp bị tái phát rò hậu môn.
- Đường rò ngoài cơ thắt: Biến chứng đại tiện mất kiểm soát và tỷ lệ tái phát sau mổ rất cao.
- Rò hậu môn phức tạp (rò móng ngựa): Tỷ lệ tái phát rất cao chiếm khoảng 35% tổng số trường hợp tái phát.
Sau mổ rò hậu môn bị tái phát do phương pháp điều trị
Rò hậu môn là bệnh lý không thể chữa khỏi được bằng thuốc mà bắt buộc phải tiến hành mổ rò hậu môn. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp sau mổ rò hậu môn tại tái phát có thể do phương pháp mổ chưa tối ưu, chưa phá bỏ được triệt để đường rò. Việc cố gắng phá đường rò nhưng không có sự hỗ trợ chẩn đoán hình ảnh càng làm tăng nguy cơ tái phát rò hậu môn sau mổ.
Theo thống kê, có đến 20% số bệnh nhân bị tái phát rò hậu môn có liên quan đến việc đường rò, lỗ rò không được điều trị triệt để. Ngoài ra, đường rò có liên quan đến bệnh Crohn cũng có nguy cơ bị tái phát cao hơn.
Rò hậu môn tái phát sau mổ do tay nghề bác sĩ
Bệnh rò hậu môn bị tái phát cũng có liên quan đến tay nghề bác sĩ phẫu thuật. Bác sĩ chuyên môn không tốt, ít kinh nghiệm, không tuân thủ quy trình phẫu thuật đúng cách có thể gây tắc lỗ mở đường rò, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm quanh lỗ hậu môn và tái phát đường rò.
Tái phát rò hậu môn sau khi phẫu thuật do chế độ chăm sóc
Chế độ chăm sóc sau mổ rò hậu môn vô cùng quan trọng, quyết định một phần đến khả năng hồi phục và nguy cơ biến chứng sau mổ. Bệnh rò hậu môn tái phát hoặc xảy ra biến chứng ngay sau khi mổ nếu quá trình chăm sóc vết mổ không đúng. Một số biến chứng thường gặp nhất như lỗ rò tiết dịch, chảy nhiều máu, phát triển búi trĩ…
Vết mổ rò hậu môn bao lâu thì lành? Thông thường, bệnh nhân sau mổ rò hậu môn cần ít nhất khoảng 6 tuần để lành lại. Trong giai đoạn này, bệnh nhân nên mỗi tuần một lần đi tái khám, nếu có dấu hiệu đại tiện không kiểm soát, hậu môn sưng tấy chảy mủ…cần nhanh chóng thông báo với bác sĩ để được tư vấn chăm sóc phù hợp.
Rò hậu môn tái phát sau mổ có nguy hiểm không?
Bệnh rò hậu môn tái phát sau mổ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được khắc phục kịp thời. Do đó, nếu nhận thấy những dấu hiệu tái phát rò hậu môn sau mổ, người bệnh cần nhanh chóng đi thăm khám để có biện pháp can thiệp xử lý kịp thời.
- Nhiễm trùng lan rộng: Bệnh rò hậu môn không tự khỏi và chỉ can thiệp phẫu mới có thể điều trị. Nếu không sớm điều trị, tình trạng nhiễm trùng sẽ lây lan diện rộng sang các khu vực khác, gây viêm nhiễm lở loét vùng da quanh hậu môn.
- Gia tăng số lượng lỗ rò, đường rò: Bệnh rò hậu môn tái phát là sự hình thành đường rò mới có thể ngay tại vị trí vết mổ hoặc vị trí xung quanh. Nếu đường rò ảnh hưởng đến cơ thắt hậu môn có thể dẫn đến tình trạng mất tự chủ đại tiện.
- Nguy cơ ung thư hậu môn trực tràng: Rò hậu môn tái phát có thể làm tăng nguy cơ tiến triển tế bào ung thư ác tính. Do đó, bệnh nhân cần sớm đi thăm khám để có kế hoạch điều trị dứt điểm, ngăn ngừa nguy cơ ung thư.
Phải làm sao khi rò hậu môn tái phát sau mổ?
Hầu hết các trường hợp rò hậu môn tái phát sau mổ sẽ cần tiến hành phẫu thuật lại để phá bỏ đường rò. Để ngăn ngừa nguy cơ rò hậu môn tái phát phải đảm bảo rằng phương pháp mổ rò hậu môn có thể định vị đường đường r, lấy hết tổ chức xơ đường rò, phá bỏ hết ngóc ngách nhưng không được làm tổn thương đến cơ thắt hậu môn.
Hiện nay, phương pháp sóng cao tần là phương pháp duy nhất đáp ứng được tiêu chuẩn của một phương pháp mổ rò hậu môn an toàn, hiệu quả cao. Phương pháp được sự hỗ trợ của máy định vị đường rò chuyên dụng, cho phép bác sĩ quan sát và xác định được chính xác vị trí các đường rò, lỗ rò để tiến hành điều trị.
- Sóng cao tần tác động sâu và phá bỏ toàn bộ ngóc ngách đường rò, lấy bỏ triệt để tổ chức xơ bên trong đường rò.
- Sóng cao tần có tính chọn lọc, chỉ phá bỏ đường rò nên không gây ảnh hưởng đến cơ thắt hậu môn. Từ đó giúp ngăn ngừa biến chứng mất tự chủ đại tiện, thủng trực tràng,…
- Quá trình điều trị hạn chế đau đớn, không để lại sẹo nên bệnh nhân có thể an tâm.
- Thủ thuật kéo dài khoảng 30 phút và có thể về luôn trong ngày nếu không có vấn đề bất thường xảy ra.
Bên cạnh đó, để ngăn ngừa nguy cơ tái phát rò hậu môn sau mổ, bệnh nhân cần hết sức lưu ý đến chế độ sinh hoạt hàng ngày:
- Giữ vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
- Ngâm hậu môn với nước ấm để làm dịu cơn đau và giảm ngứa ngáy, sưng viêm hậu môn.
- Luyện tập thói quen đại tiện đúng giờ, không nên nhịn đại tiện hay rặn quá sức.
Ăn nhiều rau xanh, hoa quả; uống nhiều nước; hạn chế thức ăn cay nóng, dầu mỡ…để ngăn ngừa táo bón.
Rò hậu môn tái phát sau mổ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không xử lý kịp thời. Do đó, nếu nhận thấy triệu chứng rò hậu môn tái phát sau phẫu thuật, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời.