Bệnh giang mai

[ BS giải đáp ]: Bệnh giang mai có lây qua đường máu không?

Bệnh giang mai có lây qua đường máu không là một trong các thắc mắc được nhiều người vô cùng quan tâm. Việc tìm hiểu về những con đường lây truyền giang mai sẽ giúp người bệnh biết cách xử trí phù hợp khi gặp tình trạng này.

Do đó, bạn đọc hãy cùng theo dõi những thông tin giải đáp cho vấn đề này được các chuyên gia bệnh xã hội chia sẻ trong bài viết sau nhé.

Giải đáp: Bệnh giang mai có lây qua đường máu không?

Đối với thắc mắc bệnh giang mai có lây qua đường máu không, các bác sĩ chuyên khoa bệnh xã hội khẳng định là có. Tất cả các hình thức bao gồm truyền máu, dùng chung bơm kim tiêm, tiếp xúc qua vết thương hở,… đều tạo điều kiện để xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum thuận lợi xâm nhập vào cơ thể qua đường máu.

Nếu không phát hiện kịp thời và cách ly nghiêm ngặt, người khỏe mạnh có thể bị lây nhiễm giang mai khi nhận truyền máu từ người mắc bệnh. Lây nhiễm qua đường máu có thể coi là con đường truyền bệnh giang mai nhanh chóng và nguy hiểm nhất. Khi ấy, người mắc bệnh sẽ không có biểu hiện giai đoạn đầu mà trực tiếp xuất hiện các triệu chứng giang mai thứ phát.

Xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum thuận lợi xâm nhập vào cơ thể qua đường máu.

Các chuyên gia cho biết, ngoài lây truyền qua đường máu, những nguyên nhân gây lây nhiễm giang mai có thể kể đến như sau:

Quan hệ tình dục

Phần lớn những người mắc giang mai là do lây nhiễm qua hình thức quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh. Bởi, có rất nhiều xoắn khuẩn giang mai trú ngụ trong các tổn thương trên da và niêm mạc cơ quan sinh dục của người bệnh. 

Lây nhiễm gián tiếp

Tuy hiếm gặp nhưng trường hợp này vẫn có khả năng xảy ra hiện tượng lây nhiễm giang mai gián tiếp. Nguyên nhân thường là do người lành tiếp xúc phải xoắn khuẩn giang mai trú ngụ trên một vài vật dụng cá nhân mà người bệnh đã sử dụng như dao cạo, khăn tắm, quần áo lót…

Nhiễm trùng nhau thai

Xoắn khuẩn giang mai có thể đi từ cơ thể người mẹ lây nhiễm sang con thông nhau thai trong khoảng 4 tháng đầu thai kỳ, dẫn đến các hiện tượng nhiễm trùng bào thai, sảy thai, sinh non, thai chết lưu.

Nhiễm trùng đường sinh

Trẻ sơ sinh có thể bị lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai từ người mẹ mắc bệnh khi được sinh ra tự nhiên thông qua đường âm đạo. Hậu quả là đứa trẻ bị chậm phát triển, mắc các bệnh viêm nhiễm về mắt, đường hô hấp, thậm chí tử vong sau một thời gian ngắn.

Nói chung, giang mai làm xuất hiện các thương tổn trên da – niêm mạc cùng các cơ quan phủ dạng như hệ cơ, xương khớp, tim mạch và thần kinh. Nếu không phát hiện và chữa từ sớm, bệnh có thể gây ra các hậu quả đe dọa tới tính mạng như giang mai thần kinh, giang mai tim mạch hoặc giang mai bẩm sinh ở trẻ em.

Chẩn đoán bệnh giang mai lây qua đường máu như thế nào?

Bên cạnh vấn đề bệnh giang mai có lây qua đường máu không, chắc hẳn không ít người cũng băn khoăn làm thế nào để chẩn đoán chính xác sự hiện diện của bệnh giang mai trong cơ thể. 

Theo đó, xét nghiệm được xem là phương pháp hữu dụng nhằm góp phần chẩn đoán chính xác bệnh giang mai. Giữa các giai đoạn tiến triển của bệnh, nếu không thấy triệu chứng lâm sàng thì đó được gọi là giang mai kín và chỉ có thể phát hiện thông qua xét nghiệm huyết thanh. 

Xét nghiệm - test bệnh giang mai

Theo các bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), hiện nay, để phát hiện sớm căn bệnh xã hội nguy hiểm này, có một số xét nghiệm cần được thực hiện có thể kể đến như sau:

Soi dịch sinh dục tìm xoắn khuẩn 

Xét nghiệm này thường được chỉ định cho người mắc bệnh giang mai sớm vì lúc này xoắn khuẩn chưa xâm nhập sâu nên có thể soi được bằng kính hiển vi. Bác sĩ sẽ tiến hành thu thập mẫu bệnh phẩm như dịch từ vết loét, dịch âm đạo, niệu đạo để soi dưới kính hiển vi trường tối, từ đó tìm ra xoắn khuẩn giang mai.

Xét nghiệm RPR

Sàng lọc RPR là hình thức xét nghiệm kiểm tra nguy cơ mắc bệnh giang mai. Khi mắc bệnh, cơ thể sẽ tự động sản xuất ra những tế bào kháng thể để chống lại sự xâm nhập của xoắn khuẩn. Do đó, cần đến xét nghiệm RPR để giúp bác sĩ phát hiện ra kháng thể này. 

Xét nghiệm huyết thanh

Xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu trong huyết thanh nhằm kiểm tra xem có tế bào kháng thể chống vi khuẩn Treponema Pallidum hay không, từ đó sẽ xác định được tình trạng của bệnh giang mai.

Phương pháp điều trị giang mai chủ yếu là sử dụng kháng sinh đặc hiệu để ngăn cản sự sinh sôi của khuẩn bệnh, tốt hơn hết nên thực hiện vào giai đoạn giang mai sẽ mang lịa hiệu quả khả quan.

Người bệnh cần chú ý luôn tuân thủ liệu trình của phác đồ chữa giang mai mà bác sĩ chỉ định. Đặc biệt, bạn tuyệt đối không được tự ý dừng thuốc hoặc dùng thuốc bừa bãi khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ, vì điều này có thể dẫn đến tình trạng xoắn khuẩn giang mai kháng thuốc và lây lan nhanh hơn, gây nhiều cản trở cho quá trình điều trị.

Trên đây là giải đáp về bệnh giang mai có lây qua đường máu không, hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn phòng tránh hoặc đối phó với căn bệnh này. Nếu bạn đọc vẫn còn các thắc mắc khác về vấn đề này hoặc có nhu cầu thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa, xin vui lòng liên hệ tới hotline 0243.9656.999 để nhận hỗ trợ ngay.