Bệnh giang mai

Chuyên gia giải đáp: Bệnh giang mai có trị hết không?

Bệnh giang mai có trị hết không là một trong những thắc mắc phổ biến mà các bác sĩ của Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng nhận được trong thời gian gần đây. Đó là bởi giang mai tiềm ẩn rất nhiều hệ lụy đáng sợ đối với sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Vì vậy, để có thể hiểu vấn đề này một cách thấu đáo, bạn đọc hãy cùng theo dõi những thông tin giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

Mối nguy hại của bệnh giang mai không phải ai cũng biết

Trước khi tìm hiểu bệnh giang mai có trị hết không, bạn cần biết bệnh này được hình thành như thế nào và có thể ra gây những biến chứng nguy hiểm như thế nào.

Giang mai là bệnh lý xã hội do một loại xoắn khuẩn có tên gọi Treponema Pallidum gây ra, chủ yếu lây lan qua đường quan hệ tình dục thiếu an toàn. Ngoài ra, vi khuẩn giang mai có thể lây truyền gián tiếp thông qua việc sử dụng chung với người bệnh các đồ dùng cá nhân như đồ lót, khăn tắm, bàn chải đánh răng, chăn gối, đặc biệt là sử dụng chung bơm kim tiêm.

 Loại xoắn khuẩn có tên gọi Treponema Pallidum

Biến chứng nếu bệnh giang mai không được chữa trị sẽ vô cùng nguy hiểm, đó là gây tổn thương cho các cơ quan phủ tạng trọng yếu, cụ thể như sau:

  • Gôm giang mai: Các khối gôm giang mai có thể mọc trên da, xương khớp hoặc các cơ quan nội tạng. Khi các gôm này phát triển sẽ phá hủy mô xung quanh chúng, dẫn đến tàn tật suốt đời.
  • Giang mai thần kinh: Một trong những biến chứng giang mai nguy hiểm là tình trạng rối loạn chức năng hệ thần kinh với các vấn đề như viêm màng não, suy nhược thần kinh, động kinh, trầm cảm, bại liệt, viêm kết mạc hoặc mất đi thính giác và thị lực.
  • Tổn thương tim mạch: Xoắn khuẩn giang mai có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm như tắc nghẽn động mạch, viêm động mạch chủ, phình động mạch, hở van tim…
  • Biến chứng thai sản: Thai phụ mắc bệnh giang mai có nguy cơ cao gặp phải tình trạng sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.
  • Giang mai bẩm sinh: Trẻ sơ sinh bị lây bệnh từ người mẹ sẽ đối mặt với nguy cơ tử vong sau sinh hoặc mắc phải các vấn đề như viêm mắt, mù lòa, viêm đường hô hấp, chậm phát triển,…
  • Lây nhiễm cho người thân: Người thân của bệnh nhân mắc giang mai có khả năng cao bị lây nhiễm chéo.

Bởi các triệu chứng ban đầu thường không rõ ràng, không ít người chỉ phát hiện bệnh khi giang mai chuyển sang giai đoạn mãn tính với nhiều đoạn biến chứng. Sự tiến triển âm thầm của bệnh giang mai là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đột quỵ, nhiễm trùng máu, thậm chí tử vong.

Đọc thêm:

Bệnh giang mai có chết không? Những biến chứng điển hình của bệnh

[Góc giải đáp] Bệnh giang mai bao lâu thì phát bệnh?

Yếu tố nào quyết định kết quả điều trị giang mai?

Về vấn đề bệnh giang mai có trị hết không, các chuyên gia cho rằng, bệnh này có thể được chữa khỏi, thậm chí không quay trở lại nếu được phát hiện và can thiệp điều trị sớm. Thời điểm tốt nhất để điều trị là trong 1-2 tuần đầu kể từ khi nhiễm bệnh, khi đó khả năng khỏi bệnh là rất cao. Khi các xoắn khuẩn bị tiêu diệt sạch sẽ, các triệu chứng giang mai lâm sàng cũng biến mất.

Ngược lại, việc điều trị giang mai ở giai đoạn muộn có thể thu hẹp các vùng viêm, tuy nhiên vẫn để lại sẹo. Thông thường, giang mai mãn tính gần như không thể điều trị khỏi, bởi xoắn khuẩn có thể được loại bỏ nhưng những thương tổn mà bệnh gây ra là không thể hồi phục.

Sau quá trình điều trị, người bệnh vẫn cần đi tái khám và thực hiện xét nghiệm định kỳ, cũng như tiến hành điều trị song song cho các đối tác tình dục. Nếu điều trị hiệu quả theo đúng phác đồ, sau khoảng 6 tháng các chỉ số kháng thể giang mai trong máu sẽ về âm tính.

Bên cạnh đó, thời gian điều trị giang mai kéo dài bao lâu sẽ phụ thuộc vào yếu tố cơ địa và sự hợp tác của người bệnh. Trong giai đoạn điều trị bệnh giang mai, bạn cần tuân thủ tuyệt đối những chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Nếu thiếu kiên trì hoặc tinh thần không đủ lạc quan, người bệnh sẽ khó mà theo được hết liệu trình điều trị.

Làm thế nào để bệnh giang mai được phát hiện sớm?

Theo các chuyên gia, bệnh giang mai có trị hết không phụ thuộc rất lớn vào việc phát hiện và chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám lâm sàng và tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu để xác nhận sự hiện diện của bệnh giang mai, cụ thể như sau:

Xét nghiệm máu - test

  • Xét nghiệm máu: Hình thức xét nghiệm này thường được thực hiện nhằm phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng hiện tại hoặc trong quá khứ, vì các kháng thể giang mai có thể tồn tại trong nhiều năm.
  • Soi dịch cơ thể: Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh bằng cách soi chất dịch từ săng giang mai dưới kính hiển vi.
  • Dịch não tủy: Bác sĩ lấy mẫu dịch tủy sống và mang đi kiểm tra, phân tích để theo dõi tác động của xoắn khuẩn giang mai đối với hệ thần kinh.

Nếu được chẩn đoán dương tính với giang mai, bạn cần thông báo cho bạn tình của mình để họ cũng được khám chữa kịp thời. Các cơ sở y tế có thể báo cho các đối tác tình dục về nguy cơ phơi nhiễm giang mai, cho phép xét nghiệm và tiến hành điều trị nếu cần. Các chuyên gia cũng khuyến nghị bạn nên xét nghiệm tầm soát HIV và các bệnh xã hội khác như lậu, chlamydia,…

Phương pháp giang mai như thế nào có thể trị hết bệnh hiệu quả?

Với câu trả lời cho vấn đề bệnh giang mai có trị hết không, bạn đọc có thể hiểu rằng nếu được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng thì tỷ lệ khỏi bệnh rất cao. Tuy nhiên, nếu chữa trị quá muộn, bệnh giang mai sẽ để lại tổn thương vĩnh viễn cho cơ thể ngay cả sau khi hết nhiễm trùng.

Theo các bác sĩ bệnh xã hội của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), nếu bạn đang nghi ngờ bản thân có thể mắc bệnh giang mai hoặc các bệnh lý lây qua đường tình dục khác thì nên đi thăm khám với bác sĩ ngay lập tức để được điều trị kịp thời.

Việc sử dụng dụng penicillin để điều trị giang mai ở giai đoạn khởi phát là rất quan trọng, bởi căn bệnh này nếu để lâu sẽ gây ra hậu quả lâu dài, thậm chí đe dọa tới tính mạng. 

Khi có dấu hiệu bạn đến thăm khám và điều trị kịp thời

Nếu những tổn thương phủ tạng xuất hiện trong giai đoạn cuối của bệnh giang mai, việc điều trị sẽ gặp phải nhiều khó khăn, chỉ có thể ngăn chặn tổn hại thêm trầm trọng bằng cách tiêu diệt và đào thải vi khuẩn ra khỏi cơ thể người bệnh.

Trong trường hợp mắc bệnh giang mai chưa tới 1 năm, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm cho người bệnh 1 liều penicillin hoặc thay thế bằng kháng sinh khác như doxycycline nếu người bệnh dị ứng với penicillin. Đối với giai đoạn muộn hơn của bệnh, liệu trình dùng thuốc sẽ kéo dài hơn.

Nếu người bệnh đang mang thai và dị ứng với thành phần của penicillin, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện giải mẫn cảm, quá trình này sẽ cho phép người bệnh dùng thuốc một cách an toàn và hiệu quả.

Lưu ý, bạn nên kiêng quan hệ tình dục cho đến khi kết quả xét nghiệm cho thấy tình trạng nhiễm trùng đã chấm dứt. Một số người bệnh sau khi dùng thuốc lần đầu có thể gặp phản ứng miễn dịch như sốt, ớn lạnh, nhức đầu, phát ban, đau khớp, tuy nhiên các vấn đề sẽ tự hết trong vòng 24 giờ.

Trên đây là thông tin về vấn đề bệnh giang mai có trị hết không, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc đang tìm kiếm cách xử trí hiệu quả khi nghi ngờ bản thân mắc phải bệnh này. Mọi thắc mắc khác bạn đọc vui lòng liên hệ tới hotline 0243.9656.999 để được các chuyên gia hỗ trợ giải đáp.