Bệnh giang mai

Tổng quan về bệnh giang mai giai đoạn 1 và đề xuất cách điều trị hiệu quả

Bệnh giang mai giai đoạn 1 chữa thế nào là một vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Để tránh mắc phải căn bệnh nguy hiểm này, bạn nên trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về nó. Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia sẽ đưa ra những thông tin để bạn đọc có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị giang mai hiệu quả.

Cơ chế hình thành bệnh giang mai giai đoạn 1 như thế nào?

Bệnh giang mai giai đoạn 1 được hiểu là gì, giang mai là một bệnh truyền nhiễm đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Bệnh này nếu không được chữa trị sẽ diễn biến qua bốn giai đoạn chính bao gồm sơ cấp, thứ phát, tiềm ẩn và mãn tính. Ở mỗi giai đoạn, bệnh giang mai sẽ thể hiện các hình thái tổn thương khác nhau tại các hệ cơ quan.

Do khả năng sống tồn tại độc lập kém, xoắn khuẩn giang mai chỉ có thể sống trong một thời gian ngắn ở môi trường ngoài cơ thể. Vì vậy, sự lây truyền bệnh xảy ra thông qua tiếp xúc trực tiếp với tổn thương nhiễm trùng. Trong giai đoạn đầu, cơ thể vừa nhiễm khuẩn sau khi tiếp xúc thông qua quan hệ tình dục, qua truyền máu hoặc lây truyền từ mẹ sang con.

Cơ chế hình thành bệnh giang mai giai đoạn 1 như thế nào?

Ngay khi bước vào giai đoạn đầu của giang mai, xoắn khuẩn giang mai sẽ nhanh chóng xâm nhập vào màng nhầy hoặc các vết trầy xước, sau đó vài giờ sẽ tấn công vào bạch huyết và máu, tạo ra nhiễm trùng hệ thống. Thời gian ủ bệnh giang mai kể từ khi phơi nhiễm với các tổn thương nguyên phát thường là 3 tuần nhưng cũng có thể dao động từ 10-90 ngày.

Sự xâm nhập của xoắn khuẩn giang mai sẽ khiến hệ miễn dịch tạo ra phản ứng quá mẫn do các tế bào lympho T và đại thực bào nhạy cảm dẫn đến tình trạng loét và hoại tử. Kháng nguyên của xoắn khuẩn giang mai kích thích sản sinh các kháng thể để ngăn chặn hình thành tổn thương nhưng miễn dịch với bệnh không đủ để làm sạch khuẩn bệnh. 

Đặc trưng của giang mai giai đoạn 1 là sự phát triển của các tổn thương có mật độ chắc, gọi là săng, không gây đau nhưng mang tính lây nhiễm cao, xuất hiện tại vị trí phơi nhiễm sau khoảng 3-6 tuần ủ bệnh. Kể cả người bệnh có được điều trị hay không, các săng sẽ biến mất trong vòng 3-12 tuần với mức độ sẹo xơ hóa đáng kể.

Nếu không kiểm soát kịp thời, bệnh giang mai sơ cấp sẽ chuyển sang giai đoạn thứ phát sau khoảng 4-10 tuần kể từ thời điểm xuất hiện tổn thương nguyên phát. Khi đó, xoắn khuẩn đã sinh sôi mạnh mẽ và lan rộng khắp cơ thể. Các triệu chứng trong giai đoạn không còn đơn thuần là các săng tại bộ phận sinh dục mà còn khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi, sốt cao, mỏi cơ, đau khớp, phát ban và nổi hạch giang mai.

Đọc thêm:

Bệnh giang mai biểu hiện như thế nào? [Giải đáp thắc mắc]

Bệnh giang mai có chết không? Những biến chứng điển hình của bệnh

Phác đồ y khoa trị bệnh giang mai giai đoạn 1 phổ biến

Theo các chuyên gia, bệnh giang mai giai đoạn 1 chỉ cần được phát hiện sớm và chữa trị đúng cách thì khả năng khỏi bệnh là rất cao. Dưới đây là các phác đồ chữa giang mai giai đoạn sớm cho người mắc bệnh ít nhất 2 năm:

Điều trị bệnh giang mai người lớn và vị thành niên

Phác đồ điều trị được ưu tiên là thuốc Benzathine Penicillin 2.4 triệu đơn vị, dùng tiêm bắp với một liều duy nhất. Trong trường hợp dị ứng với Benzathine Penicillin có thể thay thế bằng phác đồ Procaine Penicillin 1,2 triệu đơn vị, sử dụng đường tiêm bắp 1 lần mỗi ngày, duy trì khoảng 10-14 ngày.

ưu tiên là thuốc Benzathine Penicillin

Nếu người bệnh dị ứng với thành phần của thuốc Procaine Penicillin thì có thể thay thế bằng các phác đồ kháng sinh dưới đây: 

  • Uống Doxycyclin 100mg mỗi ngày 2 lần, sử dụng trong vòng 10 ngày;
  • Ceftriaxon 100mg sử dụng đường tiêm bắp sâu mỗi ngày 1 lần, duy trì trong khoảng 10-14 ngày;
  • Sử dụng Azithromycin 200mg đường uống với 1 liều duy nhất.

Phác đồ trị giang mai sớm cho thai phụ 

Điều trị giang mai giai đoạn 1 cho mẹ bầu thường ưu tiên Benzathine Penicillin 2.4 triệu đơn vị đường tiêm với liều duy nhất. Phác đồ điều trị thay thế khi không có Benzathine là sử dụng Procaine Penicillin 1.2 triệu đơn vị, mỗi ngày dùng tiêm 1 lần, kéo dài khoảng 10 ngày.

Trong trường hợp không có Procaine Penicillin hoặc người bệnh dị ứng với nhóm kháng sinh Penicillin thì có thể áp dụng phác đồ điều trị sau: 

  • Ceftriaxon 100mg tiêm bắp mỗi ngày 1 lần, sử dụng trong khoảng 10-14 ngày;
  • Uống Azithromycin 200mg một liều duy nhất;
  • Uống Erythromycin 500mg mỗi ngày sử dụng 4 lần, duy trì trong khoảng 2 tuần.

Đối với nữ giới mắc bệnh giang mai còn có thể sử dụng Azithromycin và Erythromycin, vì các loại thuốc này không đi vào nhau thai nên sự phát triển của thai nhi cũng không bị ảnh hưởng.

Chữa giang mai bẩm sinh 

Phác đồ điều trị thường được bác sĩ chỉ định cho trẻ sơ sinh bị lây bệnh giang mai từ người mẹ là:

  • Ưu tiên sử dụng Benzathine Penicillin 100000-150000 đơn vị/ kg, mỗi ngày tiêm chậm qua đường tĩnh mạch, thực hiện trong khoảng từ 10-15 ngày.
  • Procaine Penicillin được sử dụng đường tiêm bắp với liều mỗi ngày 50000 đơn vị/ kg, điều trị khoảng từ 10-15 ngày.

Lưu ý, dưới đây là những trường hợp đủ điều kiện được điều trị bệnh giang mai bằng các phác đồ nói trên:

  • Chị em đi khám thai định kỳ có làm xét nghiệm giang mai và nhận được kết quả dương tính. 
  • Trẻ em khi sinh ra không có triệu chứng bệnh có mẹ mắc bệnh giang mai chưa được điều trị khỏi, áp dụng không đúng phác đồ hoặc điều trị quá muộn vào tháng cuối thai kỳ.

Đối với trường hợp trẻ em sinh ra không có biểu hiện lâm sàng của bệnh, đồng thời người mẹ đã chữa khỏi bệnh giang mai và loại trừ được nguy cơ tái phát thì chỉ theo dõi chặt chẽ và thường xuyên làm xét nghiệm rà soát giang mai. Nếu cần điều trị, bác sĩ có thể sẽ chỉ định phác đồ Benzathine Penicillin G 50000 đơn vị/kg, sử dụng đường tiêm bắp với 1 liều duy nhất.

Phòng tránh và tầm soát nguy cơ mắc bệnh giang mai bằng cách nào?

Nguyên tắc chính trong điều trị bệnh giang mai giai đoạn 1 là cần đảm bảo tuân thủ đúng phác đồ được bác sĩ chỉ định, nếu không có thể khiến bệnh diễn biến nặng với sự xuất hiện của các biến chứng nghiêm trọng hơn. 

Theo các chuyên gia, mỗi cá nhân tốt hơn hết nên đi thăm khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên cơ thể để được điều trị kịp thời, từ đó sẽ bảo vệ được sức khỏe của bản thân cũng như những người xung quanh.

Khi có dấu hiệu bạn cần phải đi thăm khám và điều trị kịp thời

Các biện pháp phòng ngừa với mục tiêu hạn chế sự lây lan của bệnh giang mai trong cộng đồng là rất quan trọng. Theo đó, mọi người cần nắm vững nguyên tắc quan hệ tình dục an toàn, luôn sử dụng bao cao su.

Hơn nữa, khi phát hiện bệnh, bạn cần thông báo cho bạn tình và động viên họ tiến hành điều trị. Ngoài ra, người bệnh cần kiêng quan hệ tình dục khi chưa hoàn thành quá trình điều trị hoặc đang trong thời gian lành tổn thương để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.

Khám giang mai ở đâu uy tín, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) là cơ sở cung cấp dịch vụ khám sàng lọc bệnh xã hội sẽ giúp bạn phát hiện sớm và có hướng điều trị hiệu quả đối với bệnh giang mai, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Gói kiểm tra sức khỏe tổng quát và sàng lọc bệnh xã hội tại phòng khám được áp dụng cho mọi lứa tuổi và giới tính.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh giang mai giai đoạn 1 mà các chuyên gia muốn gửi tới người đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn đọc xin vui lòng liên hệ tới hotline 0243.9656.999 để được các chuyên gia hỗ trợ giải đáp ngay.