Bệnh giang mai

Bệnh giang mai giai đoạn cuối: Dấu hiệu và cách chữa 

Bệnh giang mai giai đoạn cuối vô cùng nguy hiểm, nếu không sớm khắc phục sẽ đe dọa đến tính mạng người bệnh. Bởi lúc này, xoắn khuẩn giang mai đã tấn công vào các phủ tạng trong cơ thể và phá hủy, gây nên những biến chứng khó lường.

Vậy nhận biết bệnh giang mai ở giai đoạn cuối như thế nào, giai đoạn cuối giang mai có chữa được không sẽ được các chuyên gia giải đáp dưới đây. 

Bệnh giang mai giai đoạn cuối là gì? 

Bệnh giang mai giai đoạn cuối là thời kỳ nghiêm trọng nhất, xảy ra trong vòng 10-30 năm sau khi nhiễm xoắn khuẩn giang mai.

Nguyên nhân dẫn đến giai đoạn cuối giang mai là người bệnh không điều trị khi bệnh còn ở giai đoạn nguyên phát hay thứ phát kịp thời.

Xoắn khuẩn giang mai tấn công khắp cơ quan nội tạng và gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho gan, thận, tim mạch, thần kinh…

Trường hợp nguy hiểm nhất, giang mai giai đoạn cuối khiến bệnh nhân tử vong. Do vậy, việc phát hiện sớm triệu chứng và điều trị bệnh ngay từ đầu là vô cùng cần thiết để bảo vệ tính mạng cho bản thân. 

Hình ảnh và triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn cuối 

Theo các thống kê y tế, có khoảng 15-30% người nhiễm xoắn khuẩn giang mai phát triển đến giai đoạn cuối do không được điều trị từ giai đoạn khởi phát. Các bác sĩ cho biết bệnh giang mai giai đoạn cuối thường không phân biệt triệu chứng mà sẽ căn cứ vào dạng bệnh để phân loại triệu chứng.

Bệnh giang mai giai đoạn cuối

Triệu chứng bệnh giang mai củ

Là những tổn thương khu trú tại cấu trúc da, niêm mạc, khớp, hệ tiêu hóa, mắt, gan, nội tiết. 

  • Giang mai củ xuất hiện số lượng ít đến nhiều, có màu đỏ hồng nổi thành khối dạng tròn, kích thước khoảng 1cm trở lên. 
  • Củ giang mai bề mặt trơn láng hoặc chuyển màu nâu thâm kiểu viêm nhiễm, nhiều trường hợp có dạng giống vảy nến. 
  • Củ giang mai thường phát triển tại khu vực nhất định trên tay, chân, lưng, ngực hoặc có thể bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. 

Triệu chứng gôm giang mai giai đoạn cuối 

Gôm giang mai giai đoạn đầu có dạng khối tròn cấu trúc cứng, có bờ rõ ràng với vùng da xung quanh. Càng về sau, gôm giang mai sẽ mềm dần theo lớp, từ nông đến sâu và dính dần vào da gây tình trạng ban đỏ không còn di động được. 

  • Khi đến giai đoạn cuối, gôm giang mai vỡ ra chảy mủ và máu, hình thành các vết loét. 
  • Cho đến khi đáy gôm giang mai sạch mủ, khu vực này sẽ hình thành sẹo và bắt đầu co kéo các vùng da xung quanh lại. 
  • Gôm giang mai thông thường sẽ trổ rộng ở thân người, mặt, da đầu, má, lưỡi hay vòm họng, mông, đùi, cơ quan sinh dục…của người bệnh. 

Triệu chứng bệnh giang mai tim mạch

Khi xoắn khuẩn giang mai tấn công đến hệ thống tim mạch của người bệnh sẽ gây ra tình trạng viêm động mạch chủ. Nếu không sớm được phát hiện và điều trị sẽ gây biến chứng suy tim trái do hở van động mạch chủ, nguy hiểm hơn dẫn đến giãn động mạch và vỡ mạch là hệ lụy tất yếu. 

Người mắc giang mai tim mạch có thể bị tử vong bất kỳ lúc nào và sẽ rất khó có thể tránh được nguy cơ này. Trên thực tế, có khoảng 10% người bệnh giang mai giai đoạn cuối biến chứng thành giang mai tim mạch trong vòng 10 năm sau ủ bệnh. 

Triệu chứng bệnh giang mai thần kinh 

Thể bệnh giang mai thần kinh xảy ra nếu xoắn khuẩn giang mai tấn công sâu vào tủy sống, nhu mô não dẫn đến viêm màng não tủy, viêm não. Tuy vậy, biến chứng này thường xuất hiện rất muộn, trung bình từ 10-20 năm sau khi người bệnh nhiễm xoắn khuẩn giang mai. 

  • Khi hệ thần kinh trung ương bị xoắn khuẩn tấn công, hàng loạt các phản ứng nguy hiểm tăng phản xạ đầu gối, yếu cơ, rối loạn chức năng niệu dục hay rối loạn cảm giác sâu…xảy ra.
  • Người mắc giang mai thần kinh còn có nguy cơ cao bị rối loạn tâm thần, biến chứng là các bệnh lý về thần kinh hoặc mắc tâm thần phân liệt.

Đọc thêm:

Bệnh giang mai có chết không? Những biến chứng điển hình của bệnh

Cách chẩn đoán bệnh giang mai giai đoạn cuối như thế nào? 

Để chẩn đoán bệnh giang mai giai đoạn cuối thường dựa vào đặc điểm sang thương cơ bản cùng triệu chứng gôm hay củ giang mai hoặc các xét nghiệm chuyên sâu. 

Test - Cách chẩn đoán bệnh giang mai giai đoạn cuối chuẩn nhất

  • Chẩn đoán dựa vào đặc điểm giang mai: Bác sĩ căn cứ vào đặc điểm củ giang mai, săng hay giang mai gôm để chẩn đoán bệnh lý. Ngoài ra, bác sĩ còn có thể căn cứ vào nốt sưng hạch ở cổ, nách hoặc toàn thân để đưa ra kết luận. 
  • Xét nghiệm tìm xoắn khuẩn giang mai: Tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm ở vết loét hoặc sẩn giang mai đem soi dưới kính hiển vi. Trường hợp phát hiện sự có mặt của xoắn khuẩn giang mai trong mẫu bệnh phẩm đồng nghĩa rằng bạn đang mắc giang mai nghiêm trọng. 
  • Xét nghiệm huyết thanh máu: Tìm kiếm kháng thể kháng giang mai với kết quả có tính chính xác cao nhất. Phương pháp còn cho phép tìm kiếm xoắn khuẩn giang mai trong nước ối nên có thể áp dụng với phụ nữ có thai. 

Bệnh giang mai giai đoạn cuối có chữa được không?

Rất nhiều bệnh nhân băn khoăn không biết mắc bệnh giang mai giai đoạn cuối có chữa khỏi được không. Bệnh giang mai ở giai đoạn cuối có thể chữa được bằng kháng sinh phù hợp nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh muộn, kháng sinh có thể chữa nhiễm trùng và ngăn ngừa tổn thương lan rộng nhưng không thể chữa lành những tổn thương đã xảy ra. 

Để điều trị giai đoạn cuối của giang mai, bác sĩ vẫn sử dụng phác đồ kháng sinh Penicillin là chủ yếu. Trong hầu hết trường hợp xét nghiệm nuôi cấy thí nghiệm đều cho kết quả xoắn khuẩn giang mai vô cùng nhạy cảm với Penicillin nên có thể sử dụng nhóm kháng sinh này cho mọi giai đoạn giang mai. 

Người bệnh đang điều trị giang mai ở giai đoạn cuối nói chung và giang mai nói riêng cần hoàn toàn kiêng quan hệ tình dục cho đến khi hoàn thành phác đồ kháng sinh và vết loét giang mai khỏi hẳn. 

Người mắc bệnh giang mai cần thẳng thắn thông báo và chia sẻ với bạn tình để họ biết được và đi thăm khám, điều trị song song. Điều này vừa giúp đạt hiệu quả điều trị cao nhất vừa giúp ngăn ngừa tái nhiễm giang mai về sau. 

 

Tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị, hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc, đổi thuốc đổi liều để tránh ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị. Ngoài ra, cần chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ, kiêng quan hệ tình dục, không sử dụng chung vật dụng cá nhân cùng người khác (bàn chải đánh răng, khăn mặt, bát đũa, quần lót…) để tránh lây nhiễm cho người khác cũng như khiến bệnh thêm nghiêm trọng hơn. 

Giang mai là bệnh chữa được, ở giai đoạn cuối vẫn có thể chữa được nhưng sẽ không thể chữa lành được các tổn thương đã xảy ra. Việc phát hiện giang mai càng sớm sẽ giúp giảm được nguy cơ biến chứng về sức khỏe. Người bệnh cần chủ động bảo vệ bản thân bằng các biện pháp an toàn, quan hệ tình dục lành mạnh, thăm khám ở cơ sở chuyên khoa uy tín là điều tiên quyết. 

Trên đây bác sĩ đã chia sẻ những thông tin về bệnh giang mai giai đoạn cuối người bệnh nên đọc hết để biết. Gọi ngay hotline 0243.9656.999 hoặc liên hệ tư vấn online để được các bác sĩ tư vấn cụ thể hơn.