Bệnh giang mai ở nữ giai đoạn đầu có nguy hiểm không, biểu hiện như thế nào?
Bệnh giang mai ở nữ giai đoạn đầu hiện nay đang trở nên ngày càng phổ biến. Nữ giới khi nhận thấy các dấu hiệu giang mai giai đoạn đầu mà không đi khám và điều trị sớm có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm đối với sức khỏe. Do đó, để tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý này, các chuyên gia bệnh xã hội sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết trong bài viết sau đây.
Những đối tượng nữ giới nào dễ mắc bệnh giang mai?
Trước khi tìm hiểu về các biểu hiện bệnh giang mai ở nữ giai đoạn đầu, không ít người cũng đưa thắc mắc liệu ai là đối tượng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh “quái ác” này, có thể kể đến như:
- Nữ giới có thói quen quan hệ tình dục trực tiếp mà không sử dụng bao cao su, đây là yếu tố tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh giang mai phổ biến nhất.
- Phụ nữ quan hệ bừa bãi, có nhiều bạn tình cũng thì khả năng bị lây nhiễm cũng cao hơn so với người bình thường.
- Nữ giới có khả năng bị lây nhiễm khi được truyền máu hoặc dùng chung bơm kim tiêm với người mắc bệnh giang mai.
- Chị em khi ôm, hôn hoặc dùng chung đồ với người bệnh có thể tiếp xúc với dịch mủ từ các vết loét giang mai, điều này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Các bé gái có thể mắc giang mai bẩm sinh do bị lây truyền từ người mẹ qua nhau thai hoặc tiếp xúc với xoắn khuẩn khi được sinh ra qua đường âm đạo.
Tìm hiểu về các biểu hiện của bệnh giang mai ở nữ giai đoạn đầu
Các chuyên gia cho biết, bệnh giang mai ở nữ giai đoạn đầu sẽ bắt đầu xuất hiện sau thời gian ít nhất 3 tuần ủ bệnh kể từ khi bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai.
Ở giai đầu của bệnh giang mai, các thương tổn thường xuất hiện sau khi nữ giới bị lây nhiễm khoảng từ 3-4 tuần. Đặc trưng của thời kỳ này là săng giang mai với các triệu chứng cụ thể như sau:
- Săng giang mai chính là những vết trợt nông, có hình tròn hoặc hình bầu dục, không có gờ nhô lên cao, nền cứng và có màu đỏ như thịt tươi.
- Vị trí thường gặp của săng giang mai là trên niêm mạc cơ quan sinh dục của nữ giới như môi bé, môi lớn, mép âm hộ, thành âm đạo…
- Ngoài ra, trên vùng niêm mạc khác như khoang miệng, môi, lưỡi, hầu họng, hậu môn…
- Không chỉ có săng giang mai, các hạch sưng to cũng xuất hiện, mọc thành chùm ở dưới các phần da vùng bẹn, nách.
Bệnh giang mai giai đoạn đầu có thể chữa được nếu được phát hiện sớm và can thiệp điều trị đúng cách. Nếu để bệnh tiếp tục phát triển, quá trình trị liệu sẽ gặp nhiều khó khăn hơn ở giai đoạn thứ phát, đặc biệt là giang mai thời kỳ cuối.
Đọc thêm:
Thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu?
Giang mai thứ phát bắt đầu có các biểu hiện lâm sàng sau khoảng 6-8 tuần kể từ khi có săng, cụ thể như sau:
- Những dát màu đỏ hồng, hình dạng đối xứng xuất hiện rải rác trên khắp cơ thể người bệnh, còn được gọi là các nốt đào ban.
- Sẩn giang mai xuất hiện với nhiều kích thước và hình thái, sẩn màu đỏ hồng, có thể có viền vảy xung quanh, sẩn dạng trứng cá hoặc vảy nến, sẩn chứa mủ, hoại tử…
- Các mảng sẩn giang mai phì đại thường thấy ở hậu môn hoặc bộ phận sinh dục.
- Viêm hạch lan tỏa kèm theo sốt, đau họng, đau đầu, uể oải, sụt cân,…
- Rụng nhiều tóc bất thường.
Sau khi các biểu hiện của thời kỳ thứ hai biến mất, giang mai sẽ tạm thời không thể hiện các triệu chứng ra ngoài mà chỉ được xác định khi phát hiện kháng thể của xoắn khuẩn giang mai, đây được gọi là giai đoạn tiềm ẩn. Trong thời gian này, không ít người bệnh lầm tưởng rằng bản thân đã khỏi bệnh, kết quả là lây truyền giang mai cho những người xung quanh.
Đọc thêm:
Thời kỳ giang mai kín có diễn ra khá lâu từ dưới 1 năm cho tới 15-20 năm kể từ khi nhiễm bệnh. Do đó, người bệnh cần đi khám sớm để ngăn ngừa giang mai tiến triển sang giai đoạn cuối với các biểu hiện lâm sàng sau đây:
- Những vết lở loét trên da ngày càng nhiều, phát triển trên diện rộng.
- Các gôm giang mai mọc lên ở xương, gây đau nhức người và tổn thương khớp, có thể dẫn đến gãy xương.
- Thị lực mắt suy giảm nếu xoắn khuẩn giang mai khu trú ở mắt, suy giảm trí nhớ, viêm màng não, co giật,… nếu khuẩn bệnh tập trung ở dây thần kinh và não bộ.
- Đau thắt ngực do các vấn đề về tim mạch như phình động mạch chủ, hở van tim, suy tim, đột quỵ…
- Suy gan, suy thận.
Nhìn chung, nếu không được điều trị, bệnh giang mai mãn tính có thể gây ra những gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, chúng có xu hướng gây tổn thương mang tính vĩnh viễn, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Mối nguy hại của bệnh giang mai giai đoạn đầu đối với phụ nữ có thai là gì?
Nữ giới mắc bệnh giang mai ở nữ giai đoạn đầu có thể mang thai không, câu trả lời là có. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo nếu phụ nữ đang mắc bệnh giang mai không nên mang thai cho đến khi bản thân và bạn đời đã được điều trị khỏi bệnh.
Đối với trường hợp chị em nữ giới đang trong quá trình mang thai mới phát hiện mắc bệnh giang mai thì vẫn có thể sinh con bình thường. Tuy nhiên, người mẹ và đối tác tình dục cần tiến hành can thiệp điều trị ngay lập tức để tránh lây truyền bệnh cho thai nhi trong bụng mẹ.
Ngược lại, nếu thai phụ mắc bệnh giang mai mà không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách thì các biến chứng nguy hiểm như sảy thai, sinh non hay thai chết lưu có thể xảy ra trong thai kỳ.
Đối với trường hợp người bệnh sinh con ra thành công, đứa trẻ có khả năng mắc phải chứng giang mai bẩm sinh, với nguy cơ gặp các biến chứng khôn lường như gan to, lá lách to, tổn thương đầu xương, bại liệt, viêm mắt, viêm màng não, thậm chí tử vong sau khi sinh vài ngày…
Cách chữa bệnh giang mai giai đoạn đầu hiệu quả cho nữ giới
Thực tế, bệnh giang mai ở nữ giai đoạn đầu khá phổ biến hiện nay bởi nhiều chị em vẫn chưa biết cách bảo vệ mình. Ngoài ra, người bệnh thường có tâm lý mặc cảm, e ngại không dám đi khám và điều trị giang mai. Hơn nữa, bởi các cơ sở y tế sẽ có chất lượng không giống nhau, nữ giới nên tìm hiểu kỹ càng về những bệnh viện, phòng khám uy tín trước khi đi khám.
Nếu chị em đang phân vân không biết nên đi khám ở địa chỉ nào để được chẩn đoán chính xác thì có thể tham khảo ngay Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng tại số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Sau quá trình thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn phương pháp, phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của từng người.
Chị em cần lưu ý, cho dù bệnh giang mai đã được chữa trị thành công nhưng khả năng tái nhiễm vẫn tồn tại. Bởi, nữ giới rất dễ bị lây nhiễm nếu có bạn tình hoặc người thân mắc bệnh giang mai chưa được điều trị bệnh ổn thỏa.
Ngoài ra, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ về việc sử dụng thuốc đúng thời gian và đủ liều lượng, ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất trong quá trình điều trị.
Có thể nói, bệnh giang mai ở nữ giai đoạn đầu có thể được khắc phục hiệu quả nếu chị em phụ nữ đi khám ngay khi phát hiện những triệu chứng sớm của bệnh. Nếu bạn đọc còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề này hoặc có nhu cầu đặt lịch thăm khám, xin vui lòng liên hệ tới hotline 0243.9656.999 để nhận được sự trợ giúp từ các chuyên gia.