Bệnh hậu môn

Phụ nữ bị ngứa hậu môn khi mang thai là do đâu, khắc phục thế nào?

Bị ngứa hậu môn khi mang thai không chỉ gây nhiều bất tiện mà còn là dấu hiệu của không ít bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, việc hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục triệu chứng ngứa hậu môn là rất quan trọng. Sau đây, các bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng đến từ phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng sẽ chia sẻ tới bạn đọc chi tiết về vấn đề này.

Bị ngứa hậu môn khi mang thai là gì, do đâu mà có?

Bị ngứa hậu môn khi mang thai là gì, do đâu mà có?

Tình trạng bị ngứa hậu môn khi mang thai xảy ra khi vùng da xung quanh hậu môn có biểu hiện ngứa rát, sưng đỏ. Ban đầu, mẹ bầu có thể chỉ thấy ngứa nhẹ, râm ran, nhưng càng ngày cơn ngứa sẽ càng nghiêm trọng, ngứa dữ dội và dai dẳng khiến chị em vô cùng khó chịu và bứt rứt.

Hiện tượng ngứa hậu môn ở bà bầu có thể xuất phát từ một hoặc nhiều các nguyên nhân khách quan dưới đây:

Nồng độ hormone estrogen biến đổi trong thai kỳ

Khi mang thai, nội tiết tố estrogen của phụ nữ sẽ có sự thay đổi rõ rệt. Đây có thể là nguyên nhân làm rối loạn chức năng thần kinh ở hậu môn, dẫn đến ngứa ngáy, đau rát hậu môn.

Do vệ sinh hậu môn không sạch sẽ

Nếu không vệ sinh sạch sẽ sau khi đi đại tiện, phân và cặn bẩn sẽ tích tụ lại trong nếp gấp hậu môn, tạo cơ hội thuận lợi cho các vi khuẩn có hại tấn công và phát triển gây viêm nhiễm, sưng ngứa tại hậu môn.

Kích ứng da hậu môn gây ngứa

Ngứa hậu môn khi mang thai cũng có thể là biểu hiện của viêm da kích ứng. Vùng da hậu môn thường rất mỏng và nhạy cảm nên khi tiếp xúc với chất tẩy rửa có độ pH cao hoặc đồ lót chật, không thấm hút, vùng da này sẽ bị kích ứng và ngứa ngáy.

Áp lực lớn đến ổ bụng

Khi phụ nữ mang thai, thai nhi ngày càng lớn sẽ gây áp lực lớn lên ổ bụng, chèn ép trực tiếp lên các tĩnh mạch hậu môn – trực tràng khiến các búi mạch bị căng giãn quá mức, từ đó gây ra các cơn ngứa, đau rát khi đi đại tiện.

Táo bón hoặc tiêu chảy 

Do thai nghén nên nhiều người khó ăn uống, nạp không đủ dinh dưỡng, chất xơ và khoáng chất dẫn đến hiện tượng táo bón hay tiêu chảy. Nếu tình trạng này kéo dài, phân bị sót lại trong ống hậu môn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm nhiễm, lở loét dẫn đến ngứa rát.

Xem thêm bài viết:

Ngứa hậu môn về đêm có nguy hiểm không?

3 Cách phát hiện rò hậu môn ở trẻ sơ sinh

Bị ngứa hậu môn bôi thuốc gì để nhanh khỏi?

Ngứa hậu môn khi mang thai có thể báo hiệu bệnh lý gì?

Ngoài các lý do khách quan trên, bị ngứa hậu môn khi mang thai có thể là triệu chứng liên quan đến một số bệnh lý nguy hiểm như sau:

Bệnh trĩ 

Ngứa hậu môn khi mang thai có thể báo hiệu bệnh trĩ

Thai phụ có nguy cơ cao bị trĩ do tăng cân trong thai kỳ, dẫn đến chèn ép thành mạch hậu môn. Ngoài ra, táo bón cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ trong thai kỳ. Khi bị trĩ, mẹ bầu sẽ thấy ngứa hậu môn, chảy máu, đau rát hậu môn…

Rò hậu môn

Nguyên nhân ngứa hậu môn khi mang thai không thể không nhắc đến bệnh rò hậu môn. Người bị bệnh rò hậu môn luôn cảm thấy ngứa ngáy do hậu môn thường xuyên ở trong tình trạng ẩm ướt, tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại xâm nhập gây viêm.

Ngứa hậu môn do viêm nhiễm

Tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng, giun kim sẽ khiến vùng da hậu môn luôn ẩm ướt, ngứa ngáy, gây nhiều khó chịu cho người bệnh. 

Ngứa hậu môn khi mang thai do viêm nhiễm có thể xuất phát từ sự tăng giảm hormone thất thường; dị ứng; vệ sinh vùng kín không đúng cách hoặc lạm dụng các dung dịch vệ sinh…

Viêm nang lông

Ngứa hậu môn cũng có thể do tình trạng viêm nang lông ở phụ nữ có thai. Tình trạng này có thể xuất hiện ở vùng da xung quanh hậu môn vào quý thứ ba của thai kỳ, gây mưng mủ, sưng tấy ở nang lông và cảm giác đau, ngứa rát.

Ảnh hưởng của ngứa hậu môn đối với phụ nữ có thai

Ảnh hưởng của ngứa hậu môn đối với phụ nữ có thai

Tình trạng bị ngứa hậu môn khi mang thai nếu không được điều trị sớm sẽ gây tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt của chị em, cụ thể như:

  • Các biến chứng như viêm nhiễm hậu môn, nhiễm trùng máu, hoại tử, ung thư hậu môn.
  • Nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa do vi khuẩn từ hậu môn lây lan như nấm âm đạo, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,…
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt do mất ngủ, ngủ không ngon giấc, suy nhược cơ thể, tinh thần căng thẳng, mệt mỏi.
  • Ngứa hậu môn khi mang thai không chỉ làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý mẹ bầu mà còn có hại cho sự phát triển của thai nhi bởi nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn bệnh từ mẹ sang con là rất cao.

Do đó, điều quan trọng là chị em cần lưu ý các triệu chứng bất thường của cơ thể. Khi nhận thấy các biểu hiện dưới đây, chị em hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời, cụ thể:

  • Cảm giác ngứa ngáy tại hậu môn, có thể xảy ra lúc đi đại tiện hoặc khi hoạt động bình thường.
  • Ngứa hậu môn có thể kèm theo ngứa bộ phận sinh dục.
  • Đau nhức, nóng rát vùng hậu môn.
  • Hậu môn bị trầy xước, một số trường hợp chảy máu.
  • Vùng da xung quanh hậu môn dày hơn bình thường.

Ngứa hậu môn khi mang thai cần điều trị thế nào mới có hiệu quả?

Ngứa hậu môn khi mang thai cần điều trị tại đa khoa cộng đồng

Đối với tình trạng bị ngứa hậu môn khi mang thai, chị em cần được thăm khám và điều trị đúng cách, tránh để các biến chứng nguy hiểm xảy ra. 

Tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (Số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), các bác sĩ áp dụng sẽ dựa vào nguyên nhân gây ngứa hậu môn và mức độ bệnh lý để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.

Đối với ngứa hậu môn do bệnh trĩ hoặc rò hậu môn, HCPT II là phương pháp được ưu tiên áp dụng. Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II đem lại hiệu quả vượt trội, cụ thể như sau:

  • Sử dụng sóng cao tần ở nhiệt độ thích hợp nên hạn chế tình trạng đau hậu phẫu. Vết cắt nhỏ, không để lại sẹo sau thủ thuật, cơ thắt hậu môn được bảo vệ.
  • Sóng cao tần tác động trực tiếp và loại bỏ các tổ chức xơ, viêm nhiễm do trĩ hoặc các lỗ rò, đường rò gây ra, ngăn ngừa tái phát. 
  • Hạn chế chảy máu, đẩy nhanh tốc độ phục hồi, bệnh nhân cũng không cần nằm viện.
  • Tác động trực tiếp và loại bỏ các búi trĩ, các đường rò, lỗ rò nhanh chóng đồng thời tránh làm ảnh hưởng tới các mô lành lân cận. 

Cách trị ngứa hậu môn khi mang thai tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng ngoài HCPT II còn có thể kể đến hai phương pháp THD và PPH II trong điều trị bệnh trĩ. Hai phương pháp này đều mang những ưu điểm nổi bật như sau:

  • Do thủ thuật ít xâm lấn không dùng đến dao mổ nên chức năng cơ thắt, cơ vòng hậu môn sẽ được bảo toàn. 
  • Người bệnh tránh được biến chứng hẹp hậu môn hay mất kiểm soát chức năng hậu môn.
  • Giảm thiểu sự đau đớn: Quá trình tiến hành cắt búi trĩ này đảm bảo hạn chế gây đau đớn hay tổn thương mô lành. 
  • Khả năng hồi phục nhanh: Phương pháp điều trị này không cần sử dụng đến dao mổ, vì vậy, không mất nhiều máu trong quá trình tiến hành. Mức độ xâm lấn và ảnh hưởng rất ít nên việc hồi phục là rất nhanh chóng. 
  • Thời gian cắt trĩ ngắn: Thời gian thực hiện cắt trĩ bằng phương pháp PPH và THD chỉ từ 20 – 30 phút, sau đó người bệnh không cần phải nằm viện lâu.

Có thể nói, nếu gặp phải tình trạng bị ngứa hậu môn khi mang thai, hy vọng những thông tin trong bài viết vừa rồi vừa rồi có thể giúp chị em có hướng khắc phục kịp thời và hiệu quả. Nếu chị em còn câu hỏi nào khác về vấn đề này hay có nhu cầu đặt lịch hẹn khám, vui lòng liên hệ tới hotline 0243.9656.999 để được chuyên gia giải đáp và hỗ trợ ngay.