Bệnh hậu môn

Thấy có cục cứng ở hậu môn nguyên nhân là gì? Nguy hiểm không?

Có cục cứng ở hậu môn là bị làm sao, chữa bằng cách nào là những thắc mắc khá phổ biến hiện nay. Hiện tượng này khiến nhiều người băn khoăn bởi nó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải một số vấn đề bệnh lý nguy hiểm.

Để tìm hiểu về nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách khắc phục hiệu quả, bạn đọc hãy cùng theo dõi những chia sẻ chuyên môn của các bác sĩ hậu môn – trực tràng đến từ Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng trong bài viết dưới đây.

Có cục cứng ở hậu môn là hiện tượng gì, có nguy hiểm không?

Có cục cứng ở hậu môn là hiện tượng gì, có nguy hiểm không?

Có cục cứng ở hậu môn là gì thì không phải ai cũng biết, đây là tình trạng xuất hiện một hoặc nhiều cục u cứng trên niêm mạc vành hậu môn hoặc nằm bên trong hậu môn. 

Bạn có thể nhận biết hiện tượng tình trạng này thông qua các triệu chứng như có thể sờ hoặc quan sát thấy cục cứng ở quanh hậu môn, có cảm giác hơi cộm và vướng víu ở khu vực hậu môn, nhất là khi ngồi hoặc nằm ngửa.

Hậu môn có cục cứng liệu có nguy hiểm không, theo các chuyên gia, đây là một dấu hiệu bất thường xuất hiện nhằm cảnh báo sớm về nguy cơ mắc phải các bệnh lý liên quan đến vùng hậu môn – trực tràng. Hiện tượng cục cứng ở hậu môn có thể khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, đau đớn, dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và làm suy giảm chất lượng cuộc sống. 

Chính vì mối nguy hại ẩn sau tình trạng này, nếu nhận thấy hậu môn nổi cục cứng thì bạn cần sắp xếp đi khám bác sĩ ngay. Ngoài biểu hiện có cục u cứng ở hậu môn, người bệnh cũng cần lưu ý một số triệu chứng có thể đi kèm như sau:

  • Các cơn đau tức tại hậu môn xảy ra liên tục;
  • Có thể xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng cấp tính như hậu môn đau nhức, sưng tấy, chảy mủ hôi khó chịu, sốt cao;
  • Phù nề và ngứa ngáy dữ dội ở hậu môn;
  • Người bệnh gặp khó khăn, vướng víu khi đi đại tiện, đứng ngồi và đi lại;
  • Cục u cứng ở hậu môn đôi khi chảy máu hoặc dịch mủ;
  • Nổi hạch cứng ở hậu môn, đôi khi cả ở bẹn.

Xuất hiện cục cứng ở hậu môn báo hiệu nguy cơ bệnh lý gì?

Vậy hiện tượng có cục cứng ở hậu môn có phải do nguyên nhân bệnh lý không, theo các chuyên gia, sở dĩ trên vành hậu môn có cục thịt thừa, cứng và gây đau là do bạn đang mắc phải một trong số các bệnh lý dưới đây:

Bệnh trĩ

Có nguy cơ bệnh trĩ rất cao

Búi trĩ phồng to và chảy máu hậu môn thường là dấu hiệu điển hình của bệnh trĩ. Ban đầu khi bệnh mới khởi phát, búi trĩ chỉ gây vướng víu và cảm giác hơi cộm nhưng về lâu dài càng phát triển lớn hơn, tạo thành cả cục thịt cứng, phình to và sa ra khỏi hậu môn. 

Ngoài triệu chứng trên, người bị bệnh trĩ thường nhận thấy các biểu hiện đi kèm như đi ngoài ra máu, sa búi trĩ, hậu môn chảy dịch nhầy và sưng đau, ngứa ngáy. 

Sa trực tràng

Cục cứng ở hậu môn xuất hiện có thể là dấu hiệu của bệnh sa trực tràng.  Bệnh này hình thành do một phần hoặc toàn bộ niêm mạc bị lộn ngược và sa ra khỏi lỗ hậu môn. 

Người bệnh có thể cảm nhận có cục u tròn và cứng lòi ra khỏi hậu môn mỗi khi rặn đại tiện, cảm giác đi ngoài không hết phân, đôi khi kèm theo máu tươi lẫn trong phân. Ngoài ra, người bị sa trực tràng có thói quen và tần suất đi đại tiện khá bất thường.

Polyp hậu môn 

Bệnh này hình thành do sự tăng sinh mất kiểm soát của niêm mạc hậu môn, tạo ra các khối u hình elip hoặc hình tròn, gọi là polyp. Polyp hậu môn ở giai đoạn đầu thường không gây đau ngứa, tuy nhiên người bệnh có thể nhận thấy tình trạng đi đại tiện kèm máu tươi trong phân.

Áp xe hậu môn

Áp xe hậu môn

Bệnh này xảy ra chủ yếu do hiện tượng nhiễm trùng mưng mủ của các tuyến hậu môn. Tình trạng áp xe cũng hình thành nếu các búi trĩ bị nhiễm trùng và làm xuất hiện ổ dịch mủ nằm quanh hậu môn. 

Áp xe có nhiều loại được phân chia theo vị trí của ổ dịch, trong đó, áp xe dưới da ở rìa hậu môn thường khiến các khối u cục xuất hiện. Các dấu hiệu đi kèm để người bệnh có thể nhận biết bao gồm đau nhói khi ngồi, chảy mủ hậu môn, táo bón, sốt và ớn lạnh.

Rò hậu môn

Bệnh rò hậu môn thường biến chứng của áp xe hậu môn do không được điều trị. Các ổ mủ bị sưng thành các cục u cứng quanh hậu môn, khi vỡ ra sẽ làm dịch mủ chảy ra ngoài qua lỗ rò, gây lở loét, nhiễm trùng.

U nang hậu môn

Bệnh lý này có nguyên nhân hình thành là do các tuyến bã nhờn hậu môn bị tắc nghẽn, phân hoặc chất cặn bã tích tụ lại sưng nề và các cục u nang cứng nổi lên xung quanh hậu môn. Bệnh này cần được phát hiện và điều trị sớm, nếu để diễn biến lâu có thể dẫn đến biến chứng áp xe hậu môn.

Ung thư hậu môn – đại trực tràng

Bệnh ung thư có thể xảy ra với các tế bào ở ống hậu môn hoặc đại trực tràng bị đột biến gen thành tế bào ác tính, lây lan nhanh chóng và tạo ra các khối u.

Trước khi diễn biến sang giai đoạn cuối, bệnh ung thư hậu môn – trực tràng thường có các biểu hiện như hậu môn nổi u cục, sưng tấy, đau nhức, chảy máu, chảy dịch không kiểm soát, rối loạn tiêu hóa kéo dài, cân nặng giảm bất thường không rõ lý do…

Người bệnh nên làm gì khi có cục cứng ở hậu môn?

Phương pháp sóng cao tần xâm lấn tối thiểu HCPT II phương pháp điều trị  tốt nhất hiện nay

Về cơ bản, tình trạng có cục cứng ở hậu môn sẽ không tự thuyên giảm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Bởi hậu môn – trực tràng là khu vực “nhạy cảm”, thường xuyên tiếp xúc với chất thải, cặn bã nên nguy cơ viêm nhiễm rất cao, do đó bạn nên tìm tới các cơ sở y tế uy tín để được khám cụ thể khi phát hiện bên trong hoặc xung quanh hậu môn có cục cứng.

Hầu hết các trường hợp có cục cứng mọc ở hậu môn cần được phẫu thuật để cắt bỏ khối u. Nếu chỉ dùng thuốc để điều trị chỉ giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm và ngăn khối u phát triển, khối u dễ dàng tái phát.

Để nói về một địa chỉ chuyên khoa đáng tin cậy, khi đến Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) người bệnh sẽ được đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn trực tiếp thăm khám và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.

Phương pháp sóng cao tần xâm lấn tối thiểu HCPT II sẽ giúp người bệnh thoát khỏi nỗi lo khi nhận thấy triệu chứng hậu môn nổi cục. Phạm vi điều trị của HCPT II rất đa dạng, phương pháp này được chỉ định cho người bị bệnh trĩ, rò hậu môn, polyp, áp xe hậu môn. Ngoài ra, hai phương pháp loại bỏ trĩ PPH II và THD đều nhận được phản hồi tích cực từ người bệnh nhờ tính hiệu quả cao và an toàn cho hậu môn.

Ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ mà bác sĩ chỉ định, người bệnh cũng cần chú ý giữ cho hậu môn sạch sẽ, xây dựng khẩu phần dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt lành mạnh, không quan hệ tình dục qua đường hậu môn để quá trình điều trị và hồi phục diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.

Trên đây là những chia sẻ về tình trạng có cục cứng ở hậu môn và cách khắc phục hiệu quả được đề xuất bởi chuyên gia, hy vọng sẽ giúp ích cho người bệnh phần nào trong việc bảo vệ sức khỏe của mình. Nếu bạn đọc còn bất cứ thắc mắc nào khác về vấn đề này hoặc có nhu cầu thăm khám trực tiếp, xin vui lòng liên hệ tới tổng đài 0243.9656.999 để được hỗ trợ tận tình.