Tìm hiểu những nguyên nhân apxe hậu môn như thế nào?
Nguyên nhân apxe hậu môn từ đâu mà hình thành? Apxe hậu môn là căn bệnh xảy ra tại khu vực hậu môn – trực tràng gây ra nhiều bất tiện, phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Càng để lâu, bệnh còn dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Theo đó, nắm bắt được nguyên nhân bị áp xe hậu môn sẽ giúp bạn chủ động phòng tránh bệnh hiệu quả.
Apxe hậu môn là bệnh gì?
Apxe hậu môn là kết quả của tình trạng nhiễm trùng kéo dài, khiến dịch mủ không thể thoát được ra ngoài. Nguyên nhân apxe hậu môn phần lớn các trường hợp thường gặp đều do các tuyến bên trong bị nhiễm trùng cấp tính. Đôi khi, vi khuẩn, phân hoặc vật lạ cũng có thể làm tắc nghẽn tuyến hậu môn, xâm nhập mô xung quanh và sau đó tụ lại trong khoang gây nên hiện tượng apxe.
Dựa vào vị trí hình thành, liên quan cấu trúc xung quanh hậu môn trực tràng mà bệnh apxe hậu môn chia làm 4 loại như sau:
- Apxe quanh hậu môn: Đây là loại phổ biến, chiếm đến 60% tổng số trường hợp mắc bệnh. Apxe hậu môn xuất hiện dạng mủ dưới da, sưng đau tấy đỏ và cảm giác ấm khi chạm vào.
- Apxe hố ngồi – trực tràng: Hình thành do sự chèn ép xuyên qua cơ thắt hậu môn bên ngoài đi vào bên trong trực tràng. Trong một số trường hợp, apxe có thể lan sang khoang sâu phía sau hậu môn đi vào phía bên cạnh thành apxe móng ngựa.
- Apxe giữa các cơ thắt: Là kết quả của sự chèn ép giữa cơ thắt bên trong và ngoài hậu môn. Loại apxe này có thể nằm hoàn toàn bên trong ống hậu môn và dẫn đến cảm giác đau dữ dội. Đồng thời chỉ được phát hiện khi khám trực tràng hoặc nội soi kỹ thuật số.
- Apxe trên cơ thắt: Dạng này ít phổ biến nhất, gây đau vùng chậu và trực tràng. Thường được chẩn đoán bằng phương pháp chụp cắt lớp vi tính.
Xem thêm bài viết:
3 Lưu ý khi thực hiện phẫu thuật áp xe hậu môn
Bật mí những nguyên nhân apxe hậu môn phổ biến
Nguyên nhân apxe hậu môn xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, cụ thể như sau:
- Nhiễm trùng tuyến hậu môn do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn hiếu khí (E.coli là khuẩn thường gặp nhất. Hoặc staphylococcus aureus, Streptococcus) và vi khuẩn kỵ khí (Bacteroides fragilis, Peptostreptococcus, Prevotella, Fusobacterium, Porphyromonas và Clostridium).
- Hậu môn bị chấn thương làm tích tụ mủ dưới da tại đó.
- Biến chứng bởi một số bệnh lý như: Crohn, bệnh lao, bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm ruột, ung thư,…
- Lạm dụng hoặc dùng sai cách một số loại thuốc điều trị bệnh lý hậu môn trực tràng và dẫn đến tác dụng phụ gây apxe hậu môn.
- Người từng trải qua tiểu phẫu hậu môn, trực tràng hoặc niệu đạo những dụng cụ y tế không được vô trùng. Hậu quả là bị nhiễm trùng và hình thành apxe hậu môn.
Danh sách đối tượng nguy cơ cao bị apxe hậu môn
Nguyên nhân apxe hậu môn thường dễ xảy ra ở các đối tượng nằm trong nhóm nguy cơ sau:
- Người mắc các bệnh lý: bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, viêm ruột, tiểu đường,…
- Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài dễ gây nhiễm khuẩn nếu không được vệ sinh kỹ càng. Là nguyên nhân gây áp xe hậu môn bạn cần để tâm đến.
- Người bệnh HIV/AIDS có hệ thống miễn dịch kém, tạo điều kiện cho khuẩn bệnh dễ xâm nhập và hình thành apxe hậu môn.
- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn khiến khu vực này dễ bị tổn thương và là nguyên nhân bị áp xe hậu môn của không ít người bệnh hiện nay.
- Sử dụng thuốc Prednisone hoặc các Steroid khác nếu dùng sai liều lượng có thể ảnh hưởng tới vùng da hậu môn, gây nhiễm trùng và dẫn đến apxe.
- Người đã từng hoặc đang trong quá trình hóa trị.
- Thói quen hút thuốc cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và dẫn đến apxe hậu môn.
Apxe hậu môn có nguy hiểm không?
Nguyên nhân apxe hậu môn đã đề cập phần trên cho thấy đây là một chứng bệnh viêm nhiễm, nhiễm trùng có liên quan rất nhiều đến sức khỏe của con người.
Thế nên, việc điều trị bệnh ngay từ sớm và đúng cách cần phải chú trọng. Nếu không người bệnh sẽ phải đối mặt với vô vàn biến chứng nghiêm trọng có thể kể đến như sau:
- Gia tăng nhiễm trùng: Các khối apxe lâu ngày không được lấy hết ra sẽ tích tụ dịch mủ ngày một nhiều và tự vỡ ra. Dịch mủ này nhanh chóng gây ra kích ứng da, làm cho khu vực hậu môn bị nhiễm trùng nghiêm trọng.
- Quá trình đại tiện khó khăn: Người bệnh bị apxe hậu môn thường bị khó chịu, đau nhức mỗi lần ngồi đại tiện. Chưa kể khối apxe ngay hậu môn còn cản trở quá trình đại tiện, phân không được đào thải ra hết. Lâu dần phân bên trong trực tràng bị tích tụ lại trở nên khô cứng, có thể dẫn đến hình thành nên các búi trĩ tĩnh mạch.
- Rò hậu môn: Apxe hậu môn bị vỡ ra có thể hình thành nên các lỗ rõ. Tình trạng viêm nhiễm càng kéo dài sẽ càng tạo nên các đường rõ bên trong ống hậu môn. Khiến quá trình điều trị gặp nhiều sự phức tạp hơn.
- Cơ quan sinh dục bị viêm nhiễm chéo: Do hậu môn và cơ quan sinh dục có vị trí gần nhau. Cho nên dịch mủ tại apxe hậu môn có khả năng chảy lan ra vùng sinh dục. Người bệnh vì thế gặp phải những bệnh lý sinh dục, tác động tiêu cực đến sức khỏe sinh lý và sinh sản.
- Tâm lý bất ổn: Hậu môn đau nhức, chảy dịch mùi hôi vô tình tạo ra áp lực vô hình cho tinh thần người bệnh. Nhiều người bệnh thừa nhận rằng họ dễ bị cáu giận, khó tập trung công việc và tự ti nhiều hơn trước.
Apxe hậu môn giải quyết bằng cách nào tốt nhất?
Nắm rõ được nguyên nhân apxe hậu môn cũng như dấu hiệu của bệnh, đó được xem là giải pháp giúp bạn có thể phòng ngừa và điều trị bệnh ngay từ giai đoạn sớm một cách hiệu quả.
Chia sẻ từ các chuyên gia hậu môn – trực tràng tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng thì apxe hậu môn không thể tự khỏi. Để loại bỏ nhanh chóng căn bệnh này, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng những cách sau:
- Dùng thuốc diệt khuẩn, tiêu mủ
Điều trị apxe hậu môn bằng thuốc được chỉ định với những trường hợp bệnh nhẹ, vết apxe mới hình thành. Tuy nhiên, thuốc điều trị apxe có nhiều dược tính có thể gây tác dụng phụ tới sức khỏe. Cho nên, người bệnh chỉ được sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ.
- Chữa apxe hậu môn hiệu quả cao với kỹ thuật HCPT II
Với bệnh apxe hậu môn, tiến hành tháo mủ là việc cần thiết khi khối apxe phát triển quá lớn, gây ra chảy dịch và đau đớn cho người bệnh. Hiện nay, phương pháp sóng cao tần HCPT II đang được ứng dụng mang đến hiệu quả vượt trội. Sử dụng tác động sóng cao tần xâm lấn tối thiểu vào khu vực ổ mủ, triệt tiêu sạch sẽ mà hoàn toàn không gây đau đớn. Trong quá trình điều trị, bác sĩ sử dụng thiết bị định vị chính xác ổ apxe, hạn chế nguy cơ bị bỏ sót nên giảm thiểu tối đa nguy cơ bệnh tái phát.
Sau thủ thuật, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh xông nhiệt tiêu viêm hậu môn. Nhằm mục đích làm sạch hậu môn sau thủ thuật để tránh nhiễm trùng. Đồng thời thúc đẩy tái tạo tế bào khôi phục trở lại nhanh chóng.
Đa khoa Quốc tế Cộng đồng làm việc xuyên suốt tuần từ 8h00 – 20h00 các ngày. Theo đó, người bệnh dễ dàng chủ động sắp xếp thời gian đi khám sớm và nghe tư vấn từ bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.
Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn những nguyên nhân apxe hậu môn cần đề phòng. Bạn nghi ngờ có những dấu hiệu mắc bệnh, liên hệ ngay hotline 0243 9656 999 để được các chuyên gia sức khỏe hỗ trợ chi tiết nhất.