Trẻ bị ngứa hậu môn có nguy hiểm không?
Trẻ bị ngứa hậu môn đang là nỗi lo lắng của các ông bố, bà mẹ khi có con đang gặp tình trạng này. Thường có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa hậu môn như nhiễm giun kim, táo bón kéo dài,… Là một vùng nhạy cảm của cơ thể do đó bố mẹ cần để ý cũng như nhận biết sớm khi trẻ bị ngứa hậu môn. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ thêm những thông tin giúp bạn hiểu hơn về trình trạng bệnh lý này.
Trẻ bị ngứa hậu môn nguyên nhân do đâu?
Trẻ bị ngứa hậu môn là tình trạng khá thường gặp. Bệnh thường xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu quanh vùng hậu môn của trẻ nhỏ. Đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm có thể xảy ra ở vùng hậu môn – trực tràng ở trẻ. Tình trạng này kéo dài làm cho trẻ nhỏ luôn trong trạng thái mệt mỏi, quấy khóc ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe. Ngứa hậu môn ở trẻ thường do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Nhiễm giun kim
Trẻ bị nhiễm giun kim chính là nguyên nhân chính gây nên tình trạng ngứa hậu môn và thường xảy ra chủ yếu vào ban đêm. Tình trạng ngứa hậu môn vào ban đêm do giun cái bò xuống hậu môn đẻ trứng và tiết ra dịch nhầy ẩm ướt gây ngứa ngáy, khó chịu.
Thường bố mẹ sẽ nhận thấy trẻ nhỏ hay cáu gắt, mất ngủ, dễ quấy khóc và thường xuyên đưa tay gãi vùng hậu môn. Để xác định chính xác xem trẻ có đang nhiễm giun kim hay không, cha mẹ có thể dùng đèn pin soi vào ban đêm. Nếu thấy giun kim và các nang trứng nằm trong các nếp gấp hậu môn thì trẻ đang nhiễm giun kim. Cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để kiểm tra và có hướng điều trị kịp thời.
Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ nguyên nhân chủ yếu to do hậu quả của táo bón khiến cho phân thải ra ngoài quá cứng và lớn. Khi qua ống hậu môn sẽ dễ làm tổn thương và gây ra tình trạng nứt kẽ hậu môn. Nứt kẽ hậu môn khiến trẻ nhỏ có cảm giác đau nhức, ngứa ngáy liên tục. Kèm theo đó sẽ xuất hiện một số triệu chứng khác như:
- Phân thải có dạng cứng, khi thải ra có thể kèm theo máu tươi
- Vùng hậu môn bắt đầu xuất hiện các vết rạch dọc theo vùng da
Nấm hậu môn
Nấm hậu môn thường xuất hiện ở vị trí các vết nếp gấp trên da. Đặc biệt là những vùng da quanh hậu môn. Nguyên nhân là do vùng hậu môn thường xuyên ẩm ướt, do đó tạo môi trường thuận lợi để nấm sinh sôi và phát triển. Khi bị nấm hậu môn vùng da sẽ xuất hiện những vết đỏ, gây ngứa ngáy, khó chịu.
Vệ sinh hậu môn không sạch sẽ, mặc trang phục quá chật
Vùng da hậu môn của trẻ nhỏ khá mỏng và nhạy cảm. Do đó, nếu khi đại tiện xong không được vệ sinh sạch sẽ có thể gây kích ứng. Theo nhận định của các chuyên gia, nếu vệ sinh không tốt còn khiến hậu môn tiết ra các chất dịch nhầy.
Điều này làm cho các vi khuẩn có hại có cơ hội phát triển gây nguy cơ viêm nhiễm ngày càng cao hơn. Nếu tình trạng này kéo dài và không được điều trị thì có thể gây ra nhiễm trùng, apxe hậu môn hoặc hoại tử. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng trẻ bị ngứa hậu môn.
Ngoài ra, việc trẻ mặc đồ quá chất cũng có thể gây ra tình trạng ngứa hậu môn. Mặc đồ quá chật sẽ gây bí và quần áo cọ xát vào vùng da hậu môn mỏng manh của trẻ. Cùng với đó, trẻ nhỏ còn có thể bị dị ứng với nước giặt đồ gây nên tình trạng kích ứng da. Do đó, việc lựa chọn các sản phẩm nào sao cho lành tính cũng là điều cha mẹ cần quan tâm.
Xem thêm bài viết chi tiết:
Trẻ bị ngứa hậu môn nên điều trị ra sao?
Trẻ bị ngứa hậu môn theo nhận định của các chuyên gia thường sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên với mức độ nặng sẽ gây đau rát, nhiễm trùng, trĩ,… Dưới đây, sẽ là một số phương pháp giúp khắc phục tình trạng ngứa hậu môn ở trẻ nhỏ:
Dùng baking soda sát khuẩn
Để điều trị tình trạng trẻ bị ngứa hậu môn, các bố mẹ có thể sử dụng baking soda. Baking soda có tính sát khuẩn nhẹ, giúp kháng viêm nhiễm, nấm ngứa, làm dịu da.
Cách thực hiện rất đơn giản bằng cách hòa 2 thìa baking soda vào một chậu nước ấm rồi ngâm mông bé trong khoảng 15 phút. Sau đó, tiến hành vệ sinh lại với nước ấm và lau khô.
Tẩy giun
Nếu nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa hậu môn do giun kim thì việc tẩy giun thường xuyên tẩy giun cho bé là cần thiết. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chú ý giặt ga giường, khăn tắm, quần áo của trẻ bằng nước nóng để đề phòng tiêu diệt hết trứng giun còn sót lại.
Không mặc đồ ẩm ướt cho trẻ
Môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm men phát triển. Điều này có thể gây kích ứng và dẫn tới tình trạng trẻ bị ngứa hậu môn. Do đó, khi chọn quần áo cho trẻ bạn nên chọn chất liệu cotton, dễ thấm hút mồ hôi. Quần lót của trẻ cũng cần được thay mới thường xuyên. Các mẹ nên chọn các loại nước giặt nhẹ dịu, phù hợp với làn da nhạy cảm của em bé.
Tuy nhiên, với các trường hợp bệnh nặng trẻ nhỏ cũng cần can thiệp tới phương pháp điều trị ngoại khoa. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài rất dễ gây nên tình trạng nhiễm trùng cũng như các ổ apxe hậu môn. Với những trường hợp nặng, phương pháp HCPT II. Với việc sử dụng sóng cao tần xâm lấn tối thiểu sẽ tiêu diệt tận gốc vào những ổ vi khuẩn gây bệnh. Phương pháp này không sử dụng dao kéo sẽ không gra ra tình trạng đau đớn, chảy máu cũng như bảo toàn nguyên vẹn chức năng ở vùng hậu môn của trẻ.
Tại Hà Nội, nên thăm khám và điều trị cho trẻ bị ngứa hậu môn ở đâu?
Trẻ bị ngứa hậu môn sẽ cảm thấy rất khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt, ăn uống và đặc biệt là gây cản trở sự phát triển của trẻ nhỏ. Do xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nên các bố mẹ không thể tự chẩn đoán tình trạng bệnh của bé. Chính vì thế, khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng ngứa ngáy quanh vùng hậu môn bạn nên đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để kiểm tra.
Tại Hà Nội, nếu bạn cần tìm một cơ sở y tế chuyên khoa uy tín thì có thể tham khảo Phòng khám Đa khoa Quốc Tế Cộng Đồng – 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Phòng khám với nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh lý liên quan tới hậu môn – trực tràng trong đó có ngứa hậu môn. Với đội ngũ y, bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, tay nghề chuyên môn cao trực tiếp điều trị bạn sẽ hoàn toàn yên tâm khi cho bé thăm khám và điều trị tại đây.
Phòng khám luôn chú trọng đầu tư các thiết bị y tế cũng như phương pháp điều trị tiên tiến, hiện đại để rút ngắn thời gian điều trị cũng như tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân. Phương pháp điều trị HCPT II trong điều trị các bệnh liên quan tới hậu môn đang được phòng khám áp dụng. Đem lại hiệu quả cao, không gây tái phát cũng như hạn chế những tổn thương ở vùng bệnh.
Với thời gian thăm khám linh hoạt, phòng khám với thời gian mở cửa từ 8h00 – 20h00 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ. Điều này giúp các bố mẹ có thể sắp xếp cũng như chủ động hơn về thời gian khi đưa bé tới thăm khám, điều trị.Các chi phí thăm khám, điều trị bệnh luôn được không khai chi tiết, minh bạch theo quy định của Bộ Y Tế.
Bài viết hy vọng giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ bị ngứa hậu môn. Nếu các bố mẹ vẫn đang có những thắc mắc cần được chuyên gia hỗ trợ có thể liên lạc tới số hotline 0243.9656.999