5 Bài tập co búi trĩ hiệu quả được chuyên gia khuyến nghị cho người bệnh?
Bài tập co búi trĩ có hiệu quả thế nào, những bài tập nào phù hợp với người bị trĩ? Đây đều là những thắc mắc chung của đông đảo người bệnh trong quá trình điều trị bệnh trĩ. Để tìm hiểu cụ thể và tìm ra đáp án cho các câu hỏi này, xin mời bạn đọc cùng theo dõi những thông tin được chia sẻ bởi các chuyên gia hậu môn – trực tràng đến từ Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng nhé!
Lợi ích của các bài tập co búi trĩ đối với quá trình hỗ trợ điều trị bệnh
Việc thực hiện các bài tập co búi trĩ mang tới những tác dụng như thế nào? Bệnh trĩ thường xảy ra đối với những người thừa cân, béo phì, có thói quen nhịn đi đại tiện, ngồi hoặc đứng quá lâu, táo bón kéo dài,… Bệnh trĩ không chỉ khiến hậu môn bị đau rát mà còn gây khó khăn khi đi đại tiện, sinh hoạt và làm việc. Do đó, việc xây dựng thói quen ăn uống và luyện tập khoa học có thể tác động đến sự tiến triển của bệnh.
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng, hoạt động thể chất có thể kích thích búi trĩ và gây đau. Tuy nhiên, nếu lựa chọn các bài tập phù hợp, người bệnh có thể cải thiện cơ thắt hậu môn, hỗ trợ thu nhỏ búi trĩ và tránh tình trạng sung huyết.
Hơn nữa, các hoạt động thể chất còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp ổn định nhu động ruột. Việc này có thể cải thiện tình trạng táo bón ở bệnh nhân trĩ và làm thuyên giảm các triệu chứng khó chịu khi đi đại tiện.
Theo ý kiến của các chuyên gia, thói quen tập luyện đều đặn có thể giúp người bệnh dễ dàng đào thải phân ra bên ngoài và hạn chế được tình trạng chảy máu do phân cứng ma sát với búi trĩ trong quá trình đi đại tiện.
Tổng hợp các bài luyện tập hỗ trợ cải thiện bệnh trĩ hiệu quả
Vậy, đâu là những bài tập co búi trĩ mang lại hiệu quả tốt cho người bệnh, hãy tham khảo các hình thức tập luyện dưới đây:
Đi bộ
Đi bộ không chỉ giúp xương khớp dẻo dai, kích thích tiêu hóa mà còn hỗ trợ cải thiện triệu chứng búi trĩ sung huyết và giảm cơn đau ở hậu môn. Mỗi ngày, người bệnh có thể phòng ngừa hoặc cải thiện tình trạng bệnh chỉ với khoảng 30 phút đi bộ nhẹ nhàng, thực hiện như sau:
- Đứng thẳng người và thả lỏng, hai tay xuôi theo chiều cơ thể, bàn tay và hàm hơi khép lại.
- Đi bộ từng bước nhẹ nhàng, kết hợp với động tác co thắt hậu môn và giữ hơi thở đều đặn.
- Tiếp tục thực hiện động tác đó khoảng 3-5 phút, sau đó trở về trạng thái ban đầu, mỗi lần đi bộ kéo dài từ 20-30 phút, thực hiện 1-2 lần/ ngày sẽ giúp kìm hãm sự phát triển của búi trĩ hiệu quả.
Lưu ý, trước khi đi bộ, người bệnh nên lựa chọn những trang phục thoáng mát, gọn gàng để cảm thấy thoải mái hơn khi tập luyện.
Đọc thêm:
Ăn rau gì tốt cho bệnh trĩ và nên kiêng gì?
Bài tập thắt cơ hậu môn
Đây là bài tập rất đơn giản, có thể thực hiện trong nhiều tư thế như đứng, nằm hoặc ngồi, có tác dụng hỗ trợ cải thiện hoạt động của cơ vòng hậu môn, thích hợp với người bị sa búi trĩ. Bài tập tác động đến cơ vòng hậu môn được thực hiện như sau:
- Thả lỏng toàn bộ cơ thể, tập trung vào vùng bụng dưới, hít sâu đồng thời căng cơ đùi và mông.
- Thực hiện động tác co thắt hậu môn tương tự như nhịn đi đại tiện, nín thở và giữ nguyên tư thế trong khoảng vài giây.
- Cuối cùng lại thả lỏng cơ thể và đưa cơ hậu môn trở về với trạng thái ban đầu.
- Người bệnh nên thực hiện động này khoảng 20-30 lần, giữa mỗi lần tập có thể nghỉ khoảng 30 giây.
Người bệnh cần lưu ý nên đi đại tiện trước khi thực hiện bài tập này để tránh tình trạng khó chịu và đau rát hậu môn.
Bài tập nâng hậu môn
Đây là bài tập có tác dụng giúp hậu môn co thắt và hạn chế tình trạng rối loạn chức năng đại tiện. Hơn nữa, việc thực hiện động tác nâng hậu môn thường xuyên có thể cải thiện tình trạng táo bón và các bệnh lý hậu môn – trực tràng, cụ thể:
- Ngồi thẳng lưng, vắt chéo chân, hai tay thả lỏng theo chiều cơ thể.
- Chống hai tay lên eo, siết nhẹ cơ hậu môn, đứng lên từ từ trong vòng 5 giây rồi thả lỏng cơ thể.
- Giữ tư thế này trong khoảng 5-10 giây, nghỉ tại chỗ khoảng 5 giây và tiếp tục thực hiện thêm 10-20 lần nữa.
Bài tập vùng bụng dưới
Thích hợp cho những người đang mắc bệnh trĩ ngoại hoặc trĩ nội ở giai đoạn sa búi trĩ, bài tập này có hiệu quả tác động giúp búi trĩ đang sa ra ngoài co lại một cách tự nhiên nhờ phản ứng tự động co thắt ở hậu môn. Hơn nữa, bài tập vùng bụng dưới không chỉ hỗ trợ co búi trĩ mà còn thúc đẩy lưu thông khí huyết, đồng thời giúp cơ thể khỏe mạnh và thoải mái hơn.
Bạn hãy nằm trên giường hoặc trên thảm tập, hai chân duỗi thẳng đồng thời để tay dọc xuôi thân mình. Tiếp theo, nhắm mắt, hít thở sâu đồng thời siết hậu môn lại, cố định hay tay, các ngón chân cong lên hướng về phía trên. Giữ tư thế này khoảng 3-5 giây, rồi thở ra từ từ và thả lỏng toàn thân. Người bệnh nên thực hiện trong vòng 5-10 phút, duy trì tập 2-3 lần/ ngày.
Tập Yoga
Tập luyện yoga rất có lợi cho sức khỏe và những người bị bệnh trĩ cũng không ngoại lệ. Để bài tập này phát huy tác dụng rõ rệt, người bệnh nên thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày, cụ thể như sau:
- Đứng thẳng người, xuôi hai tay, bàn tay nắm hờ, đồng thời đặt hai chân dang rộng bằng vai.
- Từ từ gập gối xuống, giữ lưng thẳng tạo tư thế xuống tấn, đồng thời siết hậu môn lại và duy trì trong vài giây.
- Thở ra từ từ và nghỉ khoảng 10-15 giây, sau đó tiếp tục thực hiện khoảng 20-25 lần.
Đọc thêm:
Bệnh trĩ uống lá gì hiệu quả – an toàn? 7 loại thảo dược nên dùng
Các bài tập co búi trĩ có hiệu quả chữa khỏi bệnh trĩ hay không?
Trong thực tế, việc áp dụng các bài tập co búi trĩ chỉ mang tính chất hỗ trợ nâng cao khả năng co thắt cơ và búi trĩ chứ không mang lại hiệu quả điều trị bệnh. Muốn khỏi bệnh trĩ, người bệnh cần được điều trị chuyên sâu, tác động từ bên trong, khôi phục khả năng co rút cơ tự nhiên, chỉ khi đó, chức năng hậu môn mới có thể phục hồi và hạn chế nguy cơ tái phát.
Người bệnh có thể thực hiện các biện pháp cải thiện bệnh trĩ tại nhà nhưng cần chú ý, nếu không thấy tình trạng bệnh thuyên giảm hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường thì hãy đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám ngay.
Người bệnh có thể tìm tới Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), tại đây các bác sĩ sẽ loại bỏ hiệu quả búi trĩ với các kỹ thuật, công nghệ xâm lấn tối thiểu tiên tiến như sau:
- HCPT II tác động trực tiếp giúp loại bỏ búi trĩ nhanh chóng mà tránh gây ra vết thương lớn hay để lại sẹo.
- THD là phương pháp ít xâm lấn giúp triệt gốc động mạch trĩ rồi treo búi trĩ trên đường lược nên hạn chế được cảm giác đau tức hậu môn cũng như giảm thiểu nguy cơ biến chứng.
- PPH II giúp tăng tốc độ phục hồi tổn thương, giảm thiểu tỷ lệ tái phát bệnh, ít gây đau đớn hay làm tổn hại đến cơ vòng hậu môn, đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
Không nghi ngờ gì, các bài tập co búi trĩ mang lại rất nhiều ích lợi cho người bệnh, tuy nhiên, bạn cần tìm đến cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và điều trị hiệu quả bằng phương pháp thích hợp. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề, vui lòng liên hệ tới hotline 0243.9656.999 để nhận hỗ trợ ngay.