Bệnh giang mai

Dấu hiệu và cách điều trị bệnh giang mai ở nam giai đoạn đầu

Bệnh giang mai ở nam giai đoạn đầu có dấu hiệu ra sao, chữa bằng cách nào. Đây là những vấn đề dành được đông đảo sự quan tâm từ nam giới, bởi bệnh giang mai tiềm ẩn nhiều nguy hiểm về sức khỏe. Để phòng tránh những biến chứng khi bệnh giang mai trở nặng, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu về các triệu chứng giang mai giai đoạn sớm trong bài viết sau đây.

Biểu hiện bệnh giang mai ở nam giai đoạn đầu như thế nào?

Bệnh giang mai ở nam giai đoạn đầu chủ yếu lây truyền qua đường tình dục không an toàn. Bệnh này thường bắt đầu bằng sự xuất hiện của một vết loét không đau, thường nằm trên bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc miệng. Xoắn khuẩn giang mai có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành thông qua tiếp xúc với các vết loét này.

Biểu hiện bệnh giang mai ở nam giai đoạn đầu như thế nào?

Hiện tượng này có thể xuất hiện vào khoảng 3-4 tuần sau khi người bệnh nhiễm xoắn khuẩn giang mai, đó là khi nam giới bước vào giai đoạn phát triển đầu tiên của bệnh.

Bệnh giang mai ở nam giới vào giai đoạn sơ cấp sẽ bắt đầu với một vết loét tròn nhỏ, hay còn gọi là săng. Săng giang mai có đặc điểm là không gây đau nhưng dễ gây lây nhiễm, có thể nằm ở bất cứ vị trí nào có vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, chẳng hạn như da, niêm mạc miệng, bộ phận sinh dục như rãnh quy đầu, bao quy đầu hoặc trực tràng. 

Trong trường hợp săng giang mai nằm bên trong ống hậu môn, người bệnh thường khó mà phát hiện và dễ dàng bỏ qua thời điểm tốt để chữa bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, nhiễm trùng giang mai có thể tiến triển nặng hơn từ giai đoạn thứ phát đến giang mai mãn tính.

Đọc thêm:

Thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu?

[GIẢI ĐÁP] Bệnh giang mai lây qua đường nào?

Hậu quả nếu giang mai giai đoạn đầu không được chữa trị kịp thời

Khi nghi ngờ mình có biểu hiện bệnh giang mai ở nam giai đoạn đầu, anh em hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị từ sớm. Nếu không, càng về giai đoạn sau, mức độ nguy hiểm của bệnh giang mai sẽ tăng dần với các dấu hiệu như sau:

Giang mai thứ phát

Giang mai thứ phát xuất hiện các vết phát ban ở lòng bàn tay và bàn chân

Vào giai đoạn tiếp theo của bệnh giang mai, nam giới có thể nhận thấy các dấu hiệu như phát ban da và đau họng. Các nốt ban thường xuất hiện trên một hoặc nhiều khu vực khác nhau trên cơ thể và không gây ngứa.

Giang mai thứ phát có đặc trưng thường gặp là các vết phát ban ở lòng bàn tay và bàn chân. Trong nhiều trường hợp, ban đào giang mai biểu hiện quá mờ nhạt, khiến người bệnh khó phát hiện ra. Các triệu chứng khác của giang mai thời kỳ thứ hai có thể bao gồm sốt, sụt cân, rụng nhiều tóc, mệt mỏi, đau nhức xương khớp, nhức đầu, sưng hạch bạch huyết.

Tuy những dấu hiệu giang mai ở nam giới kể trên có thể tự biến mất nếu không được điều trị, thế nhưng điều này sẽ khiến nhiễm trùng tiến triển sang giai đoạn nghiêm trọng hơn.

Vào cuối thời kỳ này, người bệnh sẽ bước vào giai đoạn giang mai tiềm ẩn. Khi đó, người bệnh sẽ không nhận thấy triệu chứng đáng chú ý nào mặc dù xoắn khuẩn giang mai vẫn còn trú ngụ trong cơ thể. Giai đoạn này có thể diễn ra trong nhiều năm trước khi bệnh giang mai chuyển thành giai đoạn cuối.

Giang mai giai đoạn cuối

Vào thời kỳ cuối của bệnh giang mai, các tổ chức nội tạng có thể chịu những tổn thương vô cùng nghiêm trọng. Cụ thể, bệnh giang mai mãn tính có nguy cơ gây ra các biến chứng khôn lường như sau:

  • Xoắn khuẩn giang mai thâm nhập vào máu sẽ phá hủy các cơ quan phủ tạng quan trọng của cơ thể người bệnh, bao gồm não bộ, dây thần kinh, mắt, tim mạch, gan, thận và xương khớp.
  • Các tổn thương giang mai gây ra các vết lở loét mất thẩm mỹ, khiến người bệnh đau đớn và tâm lý bị ảnh hưởng tiêu cực.
  • Bệnh giang mai có thể gây biến chứng đe dọa tới tính mạng của người bệnh như phình động mạch, suy tim, bại liệt, rối loạn tâm thần, suy gan – thận,…
  • Bệnh giang mai bẩm sinh có khả năng gây ra dị dạng thai nhi, hoặc khiến trẻ tử vong sau khi được sinh ra.

Đọc thêm:

Triệu chứng của bệnh giang mai qua từng giai đoạn

Giải đáp một số thắc mắc về bệnh giang mai giai đoạn đầu ở nam giới

Đối với bệnh giang mai ở nam giai đoạn đầu, không ít người đặt ra nhiều thắc mắc về vấn đề này, sau đây các chuyên gia sẽ tiến hành giải đáp một số câu hỏi thường nhận được.

Đầu tiên, giang mai ở nam giai đoạn đầu có tự hết không, theo đó, tổn thương giang mai có thể tự lành sau 3-10 tuần dù được điều trị hay không. Tuy nhiên, nếu nam giới chủ quan không đi khám và điều trị sớm, thì sau khoảng 4-8 tuần từ khi có dấu hiệu đầu tiên, bệnh giang mai sẽ chuyển sang thời kỳ thứ phát, khiến việc điều trị trở nên phức tạp và khó khăn hơn.

Triệu chứng của bệnh giang mai qua từng giai đoạn

Bệnh giang mai ở nam có chữa được không, bệnh giang mai giai đoạn đầu có thể điều trị khỏi bằng thuốc. Do đó, nếu nhận thấy dấu hiệu sớm của bệnh, anh em nên tới cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời, tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Vậy giang mai giai đoạn đầu ở nam giới có dễ lây không, theo các chuyên gia, các săng giang mai ban đầu xuất hiện tuy không gây đau đớn nhưng lại mang tính lây lan cao. Vì vậy, ngay khi phát hiện hoặc nghi ngờ mắc bệnh giang mai, nam giới nên tránh để phát sinh các hoạt động tình dục nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình.

Làm sao để giúp nam giới chữa trị hiệu quả bệnh giang mai giai đoạn đầu?

Theo các nghiên cứu y khoa, bệnh giang mai ở nam giai đoạn đầu và thứ phát có thể được điều trị bằng penicillin đường tiêm. Penicillin là một trong các loại kháng sinh được sử dụng rộng rãi do mang lại hiệu quả tốt trong điều trị giang mai. Những người bị dị ứng với penicillin có thể sẽ được điều trị thay thế bằng các loại thuốc khác như doxycycline, azithromycin, ceftriaxone.

Nam giới nếu mắc biến chứng giang mai thần kinh sẽ được chỉ định tiêm penicillin hàng ngày. Quá trình điều trị này có khả năng tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai và ngăn bệnh tiến triển thêm, tuy nhiên khó có thể khắc phục những tổn thương vốn có, vì vậy sẽ tập trung hơn vào việc giảm đau và cải thiện các triệu chứng khó chịu. 

Theo các bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), nam giới cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng tránh dưới đây để việc điều trị đạt hiệu quả cao và hạn chế được nguy cơ tái nhiễm bệnh giang mai:

  • Tham gia các khóa học tuyên truyền và giáo dục lối sống lành mạnh, quan hệ tình dục chung thủy, một vợ một chồng, sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ.
  • Nếu dự định có con, hai vợ chồng cần đi thăm khám sức khỏe tổng quát để tầm soát các bệnh lý xã hội.
  • Khi nhận thấy các dấu hiệu đáng nghi cần tới ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và chữa trị đúng cách. 
  • Không nên áp dụng các biện pháp tự điều trị giang mai tại nhà hoặc dùng thuốc không kê đơn khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
  • Trong thời gian điều trị, anh em cần kiêng quan hệ tình dục cho tới khi tổn thương trên cơ thể đã lành và bác sĩ kết luận nam giới đã khỏi bệnh. 
  • Nam giới mắc bệnh giang mai cần phải thông báo cho vợ hoặc bạn tình để họ được can thiệp điều trị kịp thời, từ đó sẽ hạn chế được nguy cơ tái nhiễm.

Trên đây là những thông tin về bệnh giang mai ở nam giai đoạn đầu mà bạn đọc cần nắm rõ nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh. Nếu bạn đọc còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề này, xin vui lòng liên hệ tới hotline 0243.9656.999 để nhận hỗ trợ.