Bệnh trĩ

Giải đáp cho người bệnh: Bị trĩ ngoại phải làm sao?

Bị trĩ ngoại phải làm sao khiến nhiều người bị bệnh trĩ ngoại trăn trở rất nhiều bởi những đau đớn, bất tiện mà căn bệnh này mang lại, gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt. Trong bài viết dưới đây, các bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng sẽ chia sẻ tới quý độc giả những cách để khắc phục hiệu quả bệnh trĩ ngoại.

Tìm hiểu thông tin chung về bệnh trĩ ngoại

Tìm hiểu thông tin chung về bệnh trĩ ngoại

Bị trĩ ngoại phải làm sao thì người bệnh trước hết cần nắm rõ những kiến thức cơ bản về căn bệnh này.

Trĩ ngoại là tình trạng các đám rối tĩnh mạch bị phình giãn quá mức gây hình thành nên các búi trĩ bên dưới lớp da xung quanh hậu môn, nơi mang nhiều dây thần kinh cảm giác nên thường gây ra đau đớn, ngứa ngáy cho bệnh nhân.

Tại sao bị trĩ ngoại, lý do là bệnh trĩ thường xuất hiện khi thường xuyên phải rặn mạnh mỗi lần đi đại tiện; khi phải ngồi hoặc đứng trong khoảng thời gian dài. Chứng táo bón hoặc tiêu chảy lâu ngày dẫn đến căng thẳng khi đi nặng, làm cản trở máu lưu thông dẫn đến ứ huyết và làm giãn mạch máu ở hậu môn, từ đó dẫn đến trĩ ngoại.

Các búi trĩ ngoại có thể sờ thấy bằng tay khi chạm vào khu vực quanh hậu môn, thường gây ngứa và đau vùng hậu môn. Người bị trĩ ngoại hay gặp phải các triệu chứng sau:

  • Xuất huyết: 

Sau khi đi ngoài, người bệnh có thể quan sát thấy có máu đỏ tươi lẫn trong phân với lượng ít. Tuy nhiên, khi bạn phát hiện thấy tình trạng lượng máu nhiều, chảy thành tia, hãy đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.

  • Máu đông trong búi trĩ: 

Nếu các tĩnh mạch bên trong búi trĩ bị phình ra sẽ hình thành nên các cục máu đông, hay còn gọi là trĩ huyết khối. Hiện tượng này khiến máu khó lưu thông và gây đau đớn cho bệnh nhân.

Thông thường, cơ thể của chúng ta có thể tự làm tiêu biến các cục máu đông. Khi ấy, máu đông biến mất đôi khi sẽ để lại lớp da thừa quanh hậu môn tại búi trĩ ngoại. Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân tiến hành cắt bỏ phần da này bởi khó làm vệ sinh sạch sẽ, phân dễ bị đọng lại.

Biến chứng khi bệnh trĩ ngoại chuyển nặng

Biến chứng khi bệnh trĩ ngoại chuyển nặng

Bị trĩ ngoại phải làm sao nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách? Khi đó, tình trạng bệnh trĩ sẽ dần diễn tiến nặng hơn, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân, cụ thể như sau:

  • Thiếu máu gây suy nhược cơ thể 

Một trong những biến chứng thường gặp của bệnh trĩ ngoại là hiện tượng chảy máu hậu môn. Tình trạng này nếu tiếp diễn trong thời gian dài sẽ gây thiếu máu, dẫn đến suy nhược cơ thể, choáng váng, mệt mỏi, mất tập trung, ảnh hưởng xấu đến công việc và đời sống hàng ngày của bệnh nhân.

  • Sa tắc búi trĩ 

Khi búi trĩ ngoại sưng to sẽ chèn ép lỗ hậu môn, gây tắc nghẽn mạch máu và hình thành nên các búi trĩ huyết khối. Tình trạng này nếu để kéo dài không chỉ gây đau đớn mà còn có nguy cơ dẫn đến biến chứng hoại tử búi trĩ.

  • Nhiễm trùng, lở loét 

Bởi các búi trĩ ngoại nằm bên ngoài hậu môn nên thường xuyên bị cọ xát và gây viêm da quanh hậu môn. Khi búi trĩ bị tổn thương, vi khuẩn, nấm từ phân và môi trường bên ngoài dễ dàng xâm nhập, gây ra nhiễm trùng, lở loét búi trĩ.

Xem thêm bài viết:

Phát hiện bị trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Muốn phòng tránh bệnh trĩ ngoại phải làm sao?

Bổ sung nhiều chất xơ và vitamin trong rau củ quả tươi

Bị trĩ ngoại phải làm sao, điều mấu chốt để ngăn bệnh trĩ ngoại phát triển là hạn chế tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy. Một số cách phòng tránh bệnh trĩ mà bạn có thể tham khảo bao gồm:

    • Bổ sung vào chế độ ăn nhiều chất xơ và vitamin trong rau củ quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm giàu collagen trong thịt cá hồi, cá ngừ, rong biển,…
    • Uống nhiều nước mỗi ngày để hỗ trợ tiêu hóa và làm mềm phân.
    • Vận động điều độ mỗi ngày, tránh đứng, ngồi quá lâu, bạn nên đứng dậy đi lại vài phút sau mỗi 2 tiếng làm việc.
    • Tập thói quen mỗi ngày đi đại tiện vào giờ giấc cố định sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn; không nên ngồi đại tiện quá lâu.
  • Bị trĩ ngoại không nên ăn gì, bạn cần tránh các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ và tránh xa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… để giữ cho hệ tiêu hóa – bài tiết được khỏe mạnh.

Bị trĩ ngoại phải làm sao đối với phụ nữ mang thai, bạn có thể thử nhiều cách cải thiện triệu chứng bệnh trĩ tại nhà như trên. Tuy nhiên, để giữ an toàn cho thai nhi, mẹ bầu cần thăm khám với bác sĩ để được tư vấn và chỉ định phác đồ điều trị bệnh trĩ hiệu quả và phù hợp nhất.

Bác sĩ khuyến cáo hạn chế dùng thuốc và không tiến hành phẫu thuật đối với người bị trĩ đang mang thai mà thay vào đó sẽ sử dụng các loại thuốc đặt và thuốc bôi tại chỗ không ảnh hưởng đến thai nhi; chất xơ, chất làm mềm phân không hấp thu; dùng dụng cụ làm lạnh Cryotherapy, chiếu plasma,…

Trị trĩ ngoại bằng phương pháp nào thì an toàn và hiệu quả?

Bị trĩ ngoại phải làm sao để điều trị hiệu quả là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh. Hiện nay, có rất nhiều cơ sở y tế khám chữa bệnh trĩ song bệnh nhân nên đến các cơ sở có bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm để được điều trị hiệu quả, tránh biến chứng bằng các phương pháp an toàn, cụ thể:

Uống thuốc gì chữa bệnh trĩ ngoại?

Uống thuốc gì chữa bệnh trĩ ngoại?

Phương pháp chữa trĩ ngoại thường được áp dụng là điều trị nội khoa khi trĩ ngoại đang ở cấp độ nhẹ. Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc sau:

  • Thuốc điều hòa nhu động ruột, chống táo bón và tiêu chảy.
  • Thuốc đặt, thuốc bôi hậu môn có tác dụng bảo vệ niêm mạc búi trĩ và bôi trơn để đi đại tiện dễ dàng hơn.
  • Các thuốc chống viêm nhiễm hoặc có công dụng làm bền thành mạch.
  • Thuốc giảm đau, tiêu sưng.

Chữa bệnh trĩ ngoại bằng thuốc tuy có thể cải thiện tức thời các triệu chứng khó chịu của bệnh nhưng không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn, nguy cơ tái phát rất cao. Người bệnh cần lưu ý tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự mua thuốc sử dụng khi chưa được chỉ định. 

Cắt trĩ ngoại khoa tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) hiện đang áp dụng các phương pháp xâm lấn tối thiểu trong điều trị trĩ ngoại, bao gồm:

  • Cắt trĩ ngoại bằng sóng cao tần HCPT II

Cắt trĩ ngoại bằng sóng cao tần HCPT II

Phương pháp này sử dụng kỹ thuật sóng cao tần làm đông và thắt nút mạch máu nuôi trĩ và loại bỏ búi trĩ bằng dao điện. Phương pháp HCPT II ít xâm lấn nên rất an toàn, để lại rất ít đau đớn, thời gian hồi phục rất nhanh chóng và hạn chế di chứng hậu phẫu.

  • Khâu treo triệt mạch trĩ THD

Đây là kỹ thuật khâu gấp nếp niêm mạc trực tràng trên búi trĩ nhằm giảm lượng máu đến các đám rối tĩnh mạch để thu nhỏ búi trĩ và kéo các búi trĩ sa về vị trí ban đầu.

Phương pháp này rất an toàn, mang tính thẩm mỹ cao, hạn chế các biến chứng.

  • Cắt trĩ bằng máy kẹp PPH II 

Phương pháp này không dùng đến dao mổ mà sử dụng máy kẹp cắt búi trĩ khỏi đường lược rồi tiến hành khâu vết thương, nhờ vậy ít gây đau đớn, ảnh hưởng tối thiểu tới cơ vòng hậu môn và rút ngắn thời gian hồi phục.

Cuối cùng, hy vọng những thông tin về vấn đề bị trĩ ngoại phải làm sao trong bài 

viết vừa rồi sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm ra hướng giải quyết tốt nhất để phòng tránh hoặc chữa trị bệnh trĩ ngoại. Mọi thắc mắc về bệnh trĩ vui lòng liên hệ tới 0243.9656.999 để được tư vấn tận tình.