Bệnh trĩ

Búi trĩ ngoại: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả

Búi trĩ ngoại được hình thành ở lớp da bao quanh hậu môn và nó gây ra nhiều sự ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Bất cứ ai cũng có nguy cơ gặp phải bệnh trĩ ngoại nên việc nắm rõ các thông tin về bệnh sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa điều trị một cách tốt nhất.

Búi trĩ ngoại là gì?

Búi trĩ ngoại là gì?

Búi trĩ ngoại là hình ảnh xuất phát từ bệnh trĩ ngoại – một trong những bệnh lý hậu môn trực tràng phổ biến. Trĩ ngoại hình thành xuất phát từ tình trạng các khoang tĩnh mạch dưới đường lược bị giãn nở, phình to, sa hẳn ra ngoài hậu môn mà không có khả năng tự co thụt vào được.

Theo nghiên cứu của Hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam, bệnh trĩ nói chung chiếm khoảng 35 – 50% trong tổng số các bệnh về hậu môn trực tràng ở nước ta. Đặc biệt, căn bệnh này ngày càng có xu hướng trẻ hóa, tập trung phổ biến ở độ tuổi 30 và những người làm việc văn phòng.

Búi trĩ ngoại có thể được chia thành 4 cấp độ. Mỗi cấp độ sẽ có sự thay đổi đáng kể kèm theo nhiều triệu chứng và biến chứng.

Dấu hiệu nhận biết búi trĩ ngoại

Đại tiện ra máu là triệu chứng sớm và thường gặp nhất ở người bị bệnh trĩ

Do búi trĩ ngoại xuất hiện ở khu vực đường lược, bên ngoài ống hậu môn nên biểu hiện của bệnh có thể nhận biết được ngay từ những thời điểm ban đầu. Một số dấu hiệu điển hình của trĩ ngoại có thể kể đến gồm:

  • Tại hậu môn sờ thấy có khối nhô lên, ấn vào thấy đau hoặc rát thì rất có thể là huyết khối tại búi trĩ đang hình thành.
  • Vì búi trĩ ngoại ra hẳn ra ngoài hậu môn nên cảm giác đau và ngứa khá rõ rệt. Đồng thời niêm mạc hậu môn tiết dịch nhầy liên tục nên khu vực này luôn trong tình trạng ẩm ướt. Càng để lâu sẽ trở thành môi trường thuận lợi cho các hại khuẩn phát triển có thể dẫn đến nhiễm trùng, triệu chứng đau ngứa ngày một khó chịu hơn.
  • Đại tiện ra máu là triệu chứng sớm và thường gặp nhất ở người bị bệnh trĩ. Lượng máu ban đầu ra khá ít, thi thoảng mới xuất hiện và có thể thấy lẫn trong phân hoặc dính vào giấy vệ sinh. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, máu có thể chảy thành giọt hoặc phun thành tia, thậm chí ngồi xổm cũng bị chảy máu.

Biểu hiện búi trĩ ngoại thay đổi qua từng cấp độ

Hình ảnh búi trĩ ngoại nếu ai đã được quan sát chắc hẳn không khỏi ám ảnh. Bởi chúng thay đổi và phát triển rất nhanh chỉ trong một thời gian ngắn nếu không có biện pháp điều trị kịp thời. 

  • Búi trĩ ngoại cấp độ 1

Cấp độ 1 là giai đoạn bệnh mới khởi phát, các búi trĩ mới bắt đầu hình thành ở vùng hậu môn với kích thước chỉ nhỏ bằng một hạt đậu. Người bệnh trĩ ngoại trong thời gian này thường cảm thấy ngứa ngáy, vướng víu, cộm cộm ở hậu môn nếu mặc đồ bó sát. Một số ít trường hợp xuất hiện triệu chứng chảy máu khi đi đại tiện.

Trĩ ngoại cấp độ 1 hoàn toàn có thể được giải quyết dứt điểm nếu người bệnh phát hiện sớm và kịp thời thăm khám. Đồng thời kết hợp chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt khoa học sẽ cải thiện tình trạng sa lòi búi trĩ đúng kể.

Biểu hiện búi trĩ ngoại thay đổi qua từng cấp độ

  • Búi trĩ ngoại cấp độ 2

Ở bệnh trĩ ngoại cấp độ 2, lúc này các búi trĩ đã hình thành khá nhiều và phát triển nhanh, kích thước lớn, tụ thành nhiều đám tập trung bên ngoài hậu môn. Có thể nhận thấy hình ảnh búi trĩ ngoại có màu hồng đỏ rõ rệt do được bơm máu liên tục vào và nuôi dưỡng. Và đó cũng là lý giải vì sao mỗi lần đại tiện, người bệnh luôn cảm thấy đau rát và tần suất chảy máu dần nhiều hơn.

Búi trĩ ngoại cấp độ 2 vẫn được đánh giá là giai đoạn nhẹ, có khả năng chữa khỏi nếu được áp dụng phác đồ điều trị phù hợp. Do đó, ngay khi nhận thấy biểu hiện nghi ngờ bệnh trĩ, người bệnh cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ khám chữa càng sớm càng tốt.

  • Búi trĩ ngoại cấp độ 3

Khi chuyển sang cấp độ 3, người bệnh trĩ ngoại sẽ gặp nhiều triệu chứng khó chịu hơn do các búi trĩ lúc này đã phát triển thành những đám có kích thước lớn gây chèn xung quanh hậu môn và làm tắc nghẽn hậu môn.

Kèm theo đó, dịch nhầy từ hậu môn cũng tiết ra ngày một nhiều, khiến vùng dưới của người bệnh luôn trong trạng thái ướt át, dính dớp và mùi hôi khó ngửi. Chưa kể, các búi trĩ còn rất dễ cọ xát với nhau dẫn đến cảm giác đau đớn, sưng phồng, lượng máu chảy khi đi đại tiện dần nhiều hơn và có xu hướng chảy thành giọt.

  • Búi trĩ ngoại cấp độ 4

Cấp độ 4 cũng là giai đoạn cuối của bệnh. Vùng hậu môn xuất hiện những búi trĩ cực đại, dịch nhầy tiết liên tục kèm mùi hôi khó chịu, gây ngứa ngáy, dính nhớt quanh đũng quần. Tình trạng viêm nhiễm nhanh chóng lan sang vùng sinh dục, dẫn đến các bệnh lý viêm nam khoa hoặc viêm phụ khoa.

Cũng vào thời điểm này, người bệnh rất sợ đi đại tiện vì cảm giác đau đớn và chảy máu nhiều ngay cả khi mới ngồi xổm. Dẫn đến hiện tượng thiếu máu trầm trọng, cơ thể người bệnh dễ dàng bị mệt mỏi, da xanh xao

Bên cạnh đó, người bị bệnh trĩ giai đoạn 4 rất dễ gặp các biến chứng như viêm hậu môn, áp xe hậu môn, rò hậu môn… thậm chí là ung thư trực tràng – hậu môn đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng.

Xem thêm bài viết:

[Tổng hợp] 8+ Nguyên nhân bị trĩ ngoại & cách điều trị dứt điểm 

Làm thế nào để giải quyết búi trĩ ngoại triệt để?

Với sự phát triển của y học hiện đại, công tác điều trị búi trĩ ngoại hiện nay không quá khó khăn với nhiều phương pháp hỗ trợ. Chia sẻ từ các bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng đang làm việc tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng, thông qua việc thăm khám, bác sĩ sẽ nhận định mức độ người bệnh đang gặp phải và từ đó tư vấn hướng chữa trị phù hợp.

cắt trĩ bằng HCPT II, PPH II

Với mức độ bệnh nhẹ, búi trĩ đang ở giai đoạn 1 và 2 thì có thể sử dụng thuốc đặc trị giúp làm teo nhỏ búi trĩ cũng như dùng thêm một số loại thuốc mang tính chống viêm, tiêu sưng hiệu quả.

Cùng với đó, người bệnh cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng tăng cường rau xanh, uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày để phòng ngừa táo bón – một trong những nguyên nhân điển hình gây nên bệnh trĩ. Đồng thời có thói quen vận động, tránh ngồi quá lâu hay nhịn đại tiện mà dẫn đến những áp lực tới các tĩnh mạch tại hậu môn.

Khi các búi trĩ dần bước sang giai đoạn 3 với số lượng nhiều, kích thước lớn và kèm theo hàng loạt biến chứng khó chịu thì can thiệp ngoại khoa chính là giải quyết bệnh trĩ nhanh chóng. Đặc biệt, cắt trĩ bằng HCPT II, PPH II và khâu treo triệt mạch trĩ THD là 3 phương pháp cắt trĩ mang lại hiệu quả tốt nhất tính đến thời điểm hiện tại.

Mỗi kỹ thuật sẽ có nguyên lý hoạt động riêng biệt, giúp loại bỏ các gốc búi trĩ mà không ảnh hưởng tới các vùng lân cận. Dựa vào tình trạng sức khỏe cũng như tình trạng búi trĩ mà bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể phương pháp bạn cần thực hiện.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn biết được tường tận các vấn đề về búi trĩ ngoại. Để được hỗ trợ, hãy liên hệ với các chuyên gia sức khỏe qua hotline 0243 9656 999 tư vấn 24/7.