Cần làm gì khi nhận thấy các dấu hiệu trĩ hỗn hợp?
Dấu hiệu trĩ hỗn hợp cần được phát hiện sớm để được can thiệp kịp thời, tránh để lâu sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Sau đây, các bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng sẽ chia sẻ những dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ hỗn hợp để giúp người bệnh có hướng khắc phục kịp thời.
Nguyên nhân hình thành bệnh trĩ hỗn hợp
Dấu hiệu trĩ hỗn hợp xuất hiện là hậu quả của việc để trĩ nội và trĩ ngoại diễn biến sang giai đoạn nặng. Vậy những nguyên nhân dẫn đến hình thành trĩ hỗn hợp là gì có thể kể đến như sau
- Rối loạn nhu động ruột gây táo bón, tiêu chảy
Táo bón, tiêu chảy lâu ngày sẽ khiến thành hậu môn bị bào mòn quá mức, dễ dẫn đến bị trĩ hỗn hợp. Vì vậy, người bị rối loạn nhu động ruột sẽ đối mặt với nguy cơ bị trĩ hỗn hợp cao gấp nhiều lần người bình thường.
- Xuất hiện khối u hậu môn – trực tràng
Do khối u trong trực tràng gây tổn thương hệ tĩnh mạch đường lược dẫn đến việc hình thành các búi trĩ hỗn hợp.
- Thói quen ăn uống thiếu khoa học
Chế độ ăn uống không lành mạnh thường gây ra táo bón, tiêu chảy. Khi đó, các cơ và tĩnh mạch vùng hậu môn, trực tràng sẽ phải chịu áp lực rất lớn mỗi khi đi đại tiện, từ đó dẫn đến trĩ hỗn hợp.
- Do tính chất đặc trưng của công việc
Những người làm công việc yêu cầu phải ngồi nhiều, đứng lâu hoặc mang vác nặng thường khiến hệ tĩnh mạch vùng hậu môn – trực tràng phải chịu rất nhiều áp lực trong thời gian dài. Khi đó, các tĩnh mạch và khối cơ vùng hậu môn sẽ bị căng phình, tổn thương, dẫn đến bị trĩ hỗn hợp. Theo thống kê, những người ít vận động, làm việc ở một tư thế quá lâu sẽ đối mặt với nguy cơ bị trĩ cao gấp nhiều lần người bình thường.
- Do bị stress thường xuyên
Những người bị căng thẳng thần kinh liên tục sẽ khiến chức năng của hệ tuần hoàn bị rối loạn. Khi đó, các tĩnh mạch ở trực tràng, hậu môn bị căng giãn quá mức và làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ hỗn hợp.
- Do tuổi tác cao
Khi tuổi tác càng cao, các khối cơ và hệ tĩnh mạch vùng hậu môn sẽ dần bị thoái hóa. Do đó, những người cao tuổi sẽ gặp nguy cơ cao mắc bệnh trĩ hỗn hợp.
- Nữ giới khi mang thai
Các mẹ bầu là đối tượng có nguy cơ cao mắc trĩ hỗn hợp. Lý do là bào thai phát triển ngày càng lớn làm tăng sức ép lên vùng trực tràng, hậu môn khiến hệ tĩnh mạch ở đó bị phình giãn quá mức gây bệnh trĩ.
Những dấu hiệu nào cho thấy bạn bị trĩ hỗn hợp?
Dấu hiệu trĩ hỗn hợp là sự kết hợp giữa cả trĩ nội và trĩ ngoại. Do đó, những dấu hiệu đặc trưng để nhận biết trĩ hỗn hợp có thể kể đến như sau:
- Xuất huyết khi đi ngoài
Khi đi đại tiện, hậu môn thường xuyên chảy máu. Khi chịu quá nhiều áp lực, búi trĩ có thể bị nứt khiến máu chảy thành giọt, thậm chí thành tia. Do đó, đa số người bệnh bị trĩ hỗn hợp sẽ cảm thấy lo sợ mỗi khi buồn đi đại tiện.
- Tăng tiết dịch nhầy hậu môn do viêm nhiễm
Những tổn thương ở búi trĩ sẽ khiến hậu môn bị viêm nhiễm, kèm theo đó là tình trạng dịch nhầy tiết ra nhiều hơn bình thường.
- Ngứa ngáy ở hậu môn
Trĩ hỗn hợp thường xảy ra khi bệnh trĩ nội chuyển sang cấp độ 3 hoặc 4. Khi ấy, vùng hậu môn bị tổn thương sẽ kích thích quá trình tự sinh tế bào mới, dẫn đến cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn.
- Hậu môn tắc nghẹt do búi trĩ sa ra ngoài
Trong trường hợp bệnh nhân mắc trĩ hỗn hợp do tác động từ trĩ nội độ 3, khi búi trĩ sa ra ngoài, người bệnh phải dùng tay đẩy mới có thể đưa búi trĩ vào bên trong. Còn nếu bệnh trĩ hỗn hợp xuất phát từ trĩ nội độ 4, vùng hậu môn sẽ bị sưng nề, tắc nghẹt do búi trĩ nằm hoàn toàn ở bên ngoài.
- Hậu môn đau rát dữ dội
Khi bị bệnh trĩ hỗn hợp, vùng hậu môn – trực tràng thường xuất hiện những cơn đau rát bất thường, có thể đau âm ỉ hoặc dữ dội, đặc biệt, có thể đau nhiều hơn về đêm.
- Mệt mỏi, choáng váng, suy nhược cơ thể
Tình trạng mất nhiều máu do trĩ hỗn hợp gây ra sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, choáng váng, cơ thể dần suy nhược. Do đó, người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra nếu gặp tình trạng đi ngoài ra máu kèm theo triệu chứng hoa mắt, chóng mặt.
Bệnh trĩ hỗn hợp có nguy hiểm không?
Từ các dấu hiệu trĩ hỗn hợp kể trên, có thể thấy bệnh trĩ hỗn hợp có diễn biến rất phức tạp và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời, cụ thể như sau:
- Lòi dom
Nếu để mặc bệnh trĩ hỗn hợp mà không điều trị, các búi trĩ nội và trĩ ngoại sẽ liên kết lại với nhau dẫn tới tình trạng sa búi trĩ.
- Ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng hậu môn – trực tràng
Búi trĩ bị sưng tấy, viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp và làm suy giảm chức năng của vùng hậu môn, trực tràng
- Thiếu máu trầm trọng
Búi trĩ hỗn hợp thường dễ bị rách, tổn thương dẫn đến chảy nhiều máu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị thiếu máu mãn tính, suy nhược cơ thể trầm trọng.
- Nguy cơ viêm nhiễm thường trực
Các búi trĩ hỗn hợp rất dễ bị tổn thương, gây xuất huyết, tăng tiết dịch nhầy, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại sinh sôi, dẫn đến viêm nhiễm.
- Ung thư hậu môn – trực tràng
Trĩ hỗn hợp gây tổn thương và làm chết các tế bào thành hậu môn. Do đó, cơ chế tự sinh của tế bào vẫn phải diễn ra để bù cho những tế bào đã mất đi. Điều này làm tăng nguy cơ sản sinh ra các tế bào ác tính gây ung thư.
Trĩ hỗn hợp có chữa được không, chữa bằng cách nào?
Dấu hiệu trĩ hỗn hợp cho thấy bệnh trĩ đã diễn biến tương đối phức tạp. Vì vậy, người bệnh không nên tự điều trị ở nhà mà cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám nhằm xác định mức độ bệnh, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân.
- Dùng thuốc Tây: Với trường hợp trĩ hỗn hợp ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc kháng sinh Tây y để kháng viêm, tiêu sưng, làm co búi trĩ.
- Điều trị bằng thủ thuật: Các thủ thuật ngoại khoa như tiêm xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su có thể được áp dụng đối với trĩ hỗn hợp độ 2 hoặc chớm độ 3. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn tồn tại nguy cơ bệnh tái phát.
- Phẫu thuật loại bỏ trĩ: Phương pháp này được áp dụng khi trĩ hỗn hợp chuyển nặng ở cấp độ 3 hoặc 4. Hiện nay, các phương pháp an toàn và mang lại hiệu quả nhất phải kể đến:
- Phương pháp HCPT II dùng sóng cao tần làm đông máu quanh búi trĩ rồi cắt bằng dao điện
- Phương pháp PPH II cải tiến dùng máy kẹp cắt búi trĩ rồi khâu liền.
- Phương pháp THD không xâm lấn, sử dụng máy siêu âm Doppler để tìm và khâu triệt thắt mạch máu nuôi búi trĩ, sau đó khâu treo búi trĩ để chúng tự teo lại và rụng đi.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) hiện là địa chỉ chuyên khoa uy tín tiến hành điều trị trĩ hỗn hợp thành công cho rất nhiều người bệnh bằng các phương pháp phẫu thuật ngoại khoa trên.
Có thể nói, bài viết vừa rồi đã cung cấp đầy đủ những dấu hiệu trĩ hỗn hợp và cách điều trị hiệu quả bệnh này. Nếu người bệnh cần tư vấn thêm về các phương pháp chữa bệnh trĩ hoặc cần đặt lịch hẹn khám, vui lòng liên hệ tới hotline 0243.9656.999.