Bệnh trĩ

Khi bị trĩ ngoại nên làm gì? 4 Cách cải thiện bệnh trĩ ngoại tại nhà.

Bị trĩ ngoại nên làm gì là thắc mắc của rất nhiều người khi biết rằng mình đang mắc bệnh trĩ ngoại và muốn tìm giải pháp khắc phục an toàn, hiệu quả. Các triệu chứng của trĩ ngoại sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu và gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề này!

Các thông tin cần biết về bệnh trĩ ngoại

Các thông tin cần biết về bệnh trĩ ngoại

Để trả lời cho câu hỏi bị trĩ ngoại nên làm gì, mọi người cần phải hiểu rõ các thông tin về bệnh trĩ thì sẽ có góc nhìn khách quan 

Trĩ ngoại hình thành khi có búi trĩ xuất hiện ở dưới lớp da xung quanh hậu môn, búi trĩ hình thành ngay tại rìa hậu môn, lòi ra ngoài ống hậu môn, nhìn từ bên ngoài dễ dàng thấy được búi trĩ. Sự hình thành của búi trĩ ngoại là do xuất hiện sự giãn quá mức đối với các đám rối tĩnh mạch trĩ ngay tại hậu môn – trực tràng, tình trạng bệnh lý này được đánh giá là dễ phát hiện, có hướng điều trị cụ thể hơn hẳn trĩ nội. 

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại hình thành chủ yếu do thói quen sinh hoạt và làm việc không khoa học, lành mạnh của bản thân người bệnh gây nên. Đặc biệt là những người có những thói quen như ở dưới đây sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại hơn nhiều lần:

  • Có thói quen ăn uống vội vàng
  • Nhịn đi đại tiện hoặc đại tiện quá lâu
  • Lười vận động, hay ngồi hoặc đứng lâu
  • Uống quá ít nước mỗi ngày
  • Không bổ sung đầy đủ chất xơ

Từ những điều trên, có thể thấy rằng tỷ lệ mắc bệnh trĩ ngày càng nhiều hơn là bởi vì bất cứ ai cũng có nguy cơ bị bệnh. Do các nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ đến từ thói quen sinh hoạt hàng ngày, mọi người cần chú ý duy trì các hành động lành mạnh để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tốt nhất.

Bị trĩ ngoại nên làm gì? Bật mí những cách làm tốt nhất!

Không ít người hoang mang lo lắng cho tình trạng sức khỏe của bản thân khi bị trĩ ngoại nên làm gì? Vì căn bệnh này ít nhiều gây ra khó khăn cho người mắc bệnh, làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cả tinh thần người bệnh trĩ.

Tốt nhất, nếu như có nghi ngờ rằng bản thân đang mắc bệnh trĩ, mọi người nên thực hiện tốt những hoạt động dưới đây hàng ngày để đảm bảo các hoạt động của cơ thể mình được ổn định nhất:

Vượt qua rào cản tâm lý để đi khám với bác sĩ chuyên khoa

Vượt qua rào cản tâm lý để đi khám với bác sĩ chuyên khoa

Bệnh trĩ là bệnh lý nhạy cảm, do búi trĩ ở hậu môn – trực tràng khá gần với cơ quan sinh dục, vì thế nên nhiều bệnh nhân thường rất ngại đi khám và điều trị, đặc biệt là với phụ nữ.

Trên thực tế, không quá khó để nhận biết các dấu hiệu bệnh trĩ ngoại. Tuy nhiên, bắt nguồn từ tâm lý e ngại và xấu hổ nên có nhiều người âm thầm chịu đựng bệnh tật nhiều năm và chỉ chấp nhận đi chữa trị khi bệnh trĩ ngoại đã ở giai đoạn muộn.

Hình ảnh trĩ ngoại như thế nào? Lúc này, việc chữa trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn do búi trĩ phát triển to gây chảy máu nhiều hoặc búi trĩ đã bị sa ra ngoài hậu môn không thể nhét vào bình thường.

Thêm vào đó, bệnh trĩ ngoại còn có thể gây những biến chứng nguy hiểm như tắc mạch, nhiễm khuẩn, sa nghẹt, mất nhiều máu… rất nghiêm trọng khiến cho người bệnh đau đớn, thậm chí gặp rất nhiều nguy hiểm tới tính mạng.

Một khi phát hiện ra rằng mình bị trĩ ngoại, người bệnh chỉ cần suy nghĩ tích cực, vượt qua tâm lý ngại ngùng ban đầu để đi khám nghe bác sĩ tư vấn để có hướng điều trị tận gốc bệnh để bảo vệ sức khỏe, cũng như tiết kiệm thời gian và chi phí.

Xem thêm bài viết:

[Bật mí] Cách chữa trĩ ngoại hiệu quả tốt nhất hiện nay và địa chỉ chữa uy tín

Nên phát hiện và điều trị tích cực khi bệnh còn nhẹ

Trĩ ngoại có biểu hiện ngay bên ngoài ở hậu môn người bệnh, cho nên phát hiện bệnh từ sớm không quá khó khăn. Người bệnh chỉ cần chú tâm điều trị, kết hợp sinh hoạt điều độ để đẩy lùi búi trĩ, hạn chế nguy cơ phát triển trĩ ngoại mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.

Bỏ các thói quen về hành động không tốt cho bệnh trĩ

Tránh ăn các món ăn cay nóng

Trước tiên, người bệnh cần chú ý thay đổi về thói quen đại tiện cũng như hành động đứng/ngồi quá lâu trong cuộc sống hàng ngày. Bất cứ khi nào muốn đứng lâu, ngồi nhiều hay đại tiện kéo dài thì nên nghĩ về nguy cơ bệnh trĩ ngoại mà loại bỏ thói quen không tốt này.

Thêm vào đó, trong chế độ ăn uống hàng ngày, người bệnh cũng cần hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều gia vị hoặc các loại quả có độ ngọt quá cao như mít, xoài, nhãn, vải… Dù có hương vị kích thích nhưng người bệnh cần tránh ăn các loại quả ướp muối ớt, tương ớt.

Để bệnh trĩ nhanh chóng khỏi hẳn và phòng ngừa tái phát, bệnh nhân cần kiêng hoàn toàn đồ cay, nóng, cũng như tránh sử dụng quá nhiều các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… Đây cũng là cách điều trị trĩ ngoại tại nhà hiệu quả.

Chú ý thay đổi lối sống hàng ngày khoa học và lành mạnh hơn

chú ý bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ

Mỗi ngày, người bệnh cần chú ý bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là phải ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước để giúp cho phân mềm, thuận tiện khi đại tiện và phòng chống táo bón làm tăng nặng bệnh trĩ ngoại. Nên nhai kỹ, ăn chậm để cơ thể tiêu hóa thức ăn và hấp thụ tốt hơn, tránh quá nhanh mà khiến cho sức khỏe gặp phải nhiều ảnh hưởng không tốt.

Cách làm co búi trĩ ngoại như thế nào? Nên chú ý tăng cường vận động, tập thể dục hằng ngày nhằm giảm áp lực lên tĩnh mạch. Cần chú ý đến hành động đứng hoặc ngồi nhiều để tránh áp lực lên hậu môn – trực tràng. Một số gợi ý về các bài tập thể dục, đi bộ, bơi lội… vừa giúp giảm cân, lại góp phần cải thiện bệnh trĩ ngoại tốt hơn nhiều lần.

Mong rằng những câu trả lời về vấn đề bị trĩ ngoại nên làm gì để duy trì sức khỏe tốt nhất đã được giải đáp chi tiết trong bài viết ở trên đã giúp cho mọi người có được những kiến thức hữu ích để tham khảo đầy đủ. Nếu như bạn còn điều gì thắc mắc bạn hãy gọi ngay đến số điện thoại 0243 9656 999 để được các chuyên gia sức khỏe tư vấn miễn phí.