Bệnh hậu môn

Lỗ rò hậu môn ở trẻ sơ sinh và cách điều trị an toàn, hiệu quả

Lỗ rò hậu môn ở trẻ sơ sinh là hiện tượng bệnh lý không hiếm gặp, là sự hình thành một hay nhiều lỗ chảy mủ, sưng đau ở khu vực quanh hậu môn. Bệnh lý này vô cùng nguy hiểm với trẻ em, không chỉ tổn hại về sức khỏe mà còn gây khó chịu, khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn, đại tiện khó khăn. Do đó, bố mẹ cần chú ý đến trẻ để có thể phát hiện bệnh sớm và khắc phục hiệu quả ngay từ đầu, bảo vệ sức khỏe cho trẻ. 

Tổng quan về hiện tượng lỗ rò hậu môn ở trẻ sơ sinh 

Tổng quan về hiện tượng lỗ rò hậu môn ở trẻ sơ sinh

Lỗ rò hậu môn ở trẻ sơ sinh là tình trạng khe nhú trong đường lược hậu môn của trẻ bị nhiễm trùng, sau đó tích mủ ở tuyến giữa hai cơ thắt trực tràng. Sau một thời gian, mủ sẽ phá miệng chảy ra vùng niêm mạc quanh hậu môn và hình thành các lỗ rõ, đường rò hậu môn. 

Về nguyên nhân gây rò hậu môn ở trẻ sơ sinh, các bác sĩ chuyên khoa cho biết: nguyên nhân dẫn đến rò hậu môn ở trẻ em không phải do quá trình chăm sóc gây tổn thương mà hầu hết thường xuất phát từ những nguyên nhân dưới đây: 

  • Rò hậu môn bẩm sinh: Trẻ có cấu trúc khoang hậu môn bất thường dẫn đến tắc nghẽn khiến phân không được đào thải một cách bình thường và bị ứ đọng lại. Khi đó, hậu môn rất dễ bị viêm nhiễm, xuất hiện các ổ áp xe, ổ mủ và biến chứng thành lỗ rò. 
  • Biến chứng bệnh apxe hậu môn: Khối áp xe ở hậu môn không được điều trị sớm có thể dẫn đến bội nhiễm và hình thành các đường rò, lỗ rò hậu môn. 
  • Do táo bón: Trẻ sơ sinh rất dễ bị táo bón, khiến phân khô cứng và to hơn bình thường. Khi đó, trẻ sẽ phải cố hết sức để rặn và có thể dẫn đến rách, nứt hậu môn, từ đó tăng nguy cơ bị rò hậu môn. 
  • Do bị nứt kẽ hậu môn: Các vết nứt hậu môn ở trẻ em không được vệ sinh, sát trùng cẩn thận sẽ tạo điều kiện vi khuẩn có hại tấn công vào hậu môn qua vết nuest, từ đó dẫn đến nhiễm trùng và hình thành lỗ rò. 

Nhận biết triệu chứng và hình ảnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh 

Xung quanh hậu môn của trẻ mọc khối sưng cứng và mưng mủ

 

Khi xuất hiện lỗ rò hậu môn ở trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể nhận biết trẻ mắc bệnh thông qua những triệu chứng dưới đây: 

  • Xung quanh hậu môn của trẻ mọc khối sưng cứng và mưng mủ. Ổ mủ này có thể sưng đau tái phát, chảy dịch màu vàng gây đau nhức và khó chịu. 
  • Trẻ bị ngứa hậu môn, sưng đau khó chịu ở vùng da xung quanh hậu môn. 
  • Ổ áp xe vỡ mủ thì rất khó liền vào vì đã tái phát nhiều lần, lâu dần sẽ hình thành nên các đường rò. 
  • Trẻ bị táo bón, đại tiện khó khăn, nhiều khi bị són phân nhiều lần, thậm chí bị đại tiện ra máu. 
  • Đau nhói liên tục, nhất là khi đi đại tiện, khi đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ.
  • Trẻ sốt cao, nhiệt độ cơ thể có thể cao tới 40 độ C.
  • Trẻ quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú. 

Cách phân biệt các loại lỗ rò hậu môn ở trẻ sơ sinh 

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, rò hậu môn ở trẻ sơ sinh bao gồm nhiều loại căn cứ vào mức độ bệnh khác nhau: 

  • Rò hoàn toàn: Lỗ rò hậu môn xuyên suốt từ trong ra ngoài. 
  • Rò không hoàn toàn: Trường hợp đường rò hậu môn chỉ là một lỗ. 
  • Rò phức tạp (rò móng ngựa): Đường rò phức tạp, ngoằn ngoèo, nhiều lỗ thông ra bên ngoài da. 
  • Đường rò đơn giản: Đường rò hậu môn ngắn, thẳng, không nhiều lỗ, không nhiều ngóc ngách. 
  • Rò trong cơ thắt (rò nông). 
  • Rò qua cơ thắt
  • Rò ngoài cơ thắt

Rò hậu môn trẻ sơ sinh có tự khỏi được không? 

Rò hậu môn ở trẻ em gây ra những triệu chứng đau đớn, khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy không phải là tình trạng phức tạp nhưng rò hậu môn không thể tự khỏi, tự lành nếu không được can thiệp điều trị. Trong hầu hết các trường hợp, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị rò hậu môn ở trẻ nhỏ với phương pháp phù hợp, hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ. 

Lỗ rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Lỗ rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

So với người trưởng thành thì lỗ rò hậu môn ở trẻ sơ sinh thường gây nguy hiểm hơn nhiều. Trẻ thường xuyên phải chịu những cơn đau nhức khó chịu gây quấy bóc, bỏ ăn. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển chung của trẻ.. 

Ngoài ra, nếu tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm kéo dài cùng sự hình thành thêm các lỗ rò, có thể tái phát nhiều lần, phát triển thành các tế bào ung thư ác tính. Do đó, khuyến cáo bố mẹ nên chú ý đến sức khỏe của trẻ, nếu phát hiện dấu hiệu bất thường ở hậu môn của trẻ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để có biện pháp khắc phục kịp thời. 

Cách điều trị lỗ rò hậu môn ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Đối với người trưởng thành mắc rò hậu môn thì phẫu thuật mổ rò hậu môn là phương pháp điều trị duy nhất được bác sĩ chỉ định để mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh phương pháp điều trị sẽ được bác sĩ cân nhắc để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao nhất. 

  • Trường hợp rò hậu môn nhẹ: Phương pháp ưu tiên là vệ sinh sạch sẽ hậu môn, đồng thời sát trùng bằng cách ngâm hậu môn sau đại tiện với dung dịch Povidine-iod pha loãng trong 5 phút. Nên pha loãng dung dịch với nước ấm để giúp giảm đau và giảm tụ mủ áp xe cho trẻ. 
  • Trường hợp rò hậu môn nặng: Bác sĩ tiến hành gây tê tại chỗ và rạch thoát mủ. Sau khi ổ áp xe đã được thoát mủ thì có thể để hở hoặc nhét một miếng bấc nhỏ. Bố mẹ cần chú ý hàng ngày ngâm rửa hậu môn bằng dung dịch povidine cho trẻ để sát trùng, đồng thời kéo giãn và tách hai mép vết thương sau mỗi lần thay tã để tránh làm miệng vết thương khép lại. 

Trong trường hợp điều trị lỗ rò hậu môn trẻ sơ sinh bảo tồn không hiệu quả thì bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật mổ rò hậu môn bằng phương pháp sóng cao tần tiên tiến. Sóng cao tần được hướng dẫn định vị giúp xác định chính xác vị trí, số lượng lỗ rò, đường rò hậu môn, tác động và loại bỏ tận gốc tổ chức xơ và mủ cho hiệu quả đạt tới 99%, ngăn ngừa tái phát tối đa. 

Cách phòng ngừa lỗ rò hậu môn ở trẻ sơ sinh

Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ và đúng cách cho trẻ hàng ngày.

Lỗ rò hậu môn ở trẻ sơ sinh dù ở mức độ nhẹ hay nặng đều có thể gây ra biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe, sự phát triển chung của trẻ. Do đó, trước hết bố mẹ cần hết sức lưu ý trong cách chăm sóc, vệ sinh hậu môn và phòng ngừa bệnh cho trẻ với những biện pháp dưới đây: 

  • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ và đúng cách cho trẻ hàng ngày.
  • Thay tã thường xuyên và lau khô hậu môn trước khi mang tã cho trẻ để tránh vi khuẩn, nấm có hại tấn công xâm nhập vào bên trong hậu môn gây viêm nhiễm, nhiễm tùng. 
  • Nếu cần thiết có thể cho bé làm quen với sữa ngoài, hạn chế đổi sữa đột ngột và thường xuyên để tránh làm trẻ bị táo bón. 
  • Lựa chọn quần áo có chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt với chất liệu cotton, phù hợp với cân nặng của trẻ.

Hy vọng bài viết về lỗ rò hậu môn ở trẻ sơ sinh đã giúp bố mẹ có thêm kiến thức để giúp trẻ phòng tránh bệnh tốt nhất. Nếu còn câu hỏi thắc mắc, liên hệ ngay bác sĩ hậu môn trực tràng để được giải đáp sớm nhất.