Những thông tin quan trọng về bệnh nứt kẽ hậu môn cần biết
Nứt kẽ hậu môn tình trạng xuất hiện vết rách nhỏ nằm ở ống hậu môn, gây ra cảm giác đau và chảy máu khi đại tiện. Đây là căn bệnh thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác ở vùng hậu môn, nhất là bệnh trĩ.
Vì căn bệnh xảy ra ở khu vực tế nhị nên nhiều người bệnh thường cảm thấy tự ti, không dám đi thăm khám cụ thể. Bài viết dưới đây là những chia sẻ cụ thể để giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này một cách chính xác.
Những thông tin quan trọng cần biết về bệnh nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn là căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tình trạng bệnh nứt kẽ sẽ khiến cho hậu môn có vết xước nhỏ chiều dài khoảng 0,5 – 1cm, làm cho người bệnh cảm giác rất đau rát ngay cả khi không có tác động nào nghiêm trọng.
Triệu chứng điển hình của bệnh nứt kẽ hậu môn là cảm giác mỗi lần đại tiện rất đau và cơn đau kéo dài vài phút đến vài giờ sau khi đại tiện. Nặng hơn là có những bệnh nhân đau cả ngày.
Một số người có thể đại tiện ra máu đỏ tươi, cơn đau kéo dài không dứt dẫn đến những tổn thương tâm lý, thường sợ không dám đại tiện vì tâm lý cơn đau bủa vây. Tuy nhiên, tâm lý sợ đại tiện sẽ làm cho bệnh tình nặng hơn mà làm ảnh hưởng đến tinh thần, dẫn tới những ám ảnh khiến mất ngủ và cơ thể xanh xao do mệt mỏi kéo dài.
Bình thường căn bệnh nứt kẽ hậu môn có thể dễ dàng điều trị với những trường hợp mắc bệnh dưới 6 tuần được phát hiện kịp thời. Tình trạng bệnh mà kéo dài hơn 8 tuần sẽ biến chứng thành mãn tính, dẫn đến các vết rách khó lành lại, tái rách nhiều lần khiến người bệnh gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.
Xem bài viết liên quan:
Bệnh rò hậu môn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh là gì? Cách phòng ngừa và điều trị ra sao?
Vì sao bệnh nứt kẽ hậu môn xuất hiện?
Nguyên nhân gây ra bệnh lý nứt kẽ hậu môn là do những chấn thương ở vùng ống hậu môn hoặc hậu môn bị giãn quá nhiều trong mỗi lần đại tiện. Tình trạng này liên quan đến các vấn đề hệ tiêu hóa khi hình thành phân cứng dẫn đến táo bón, trong khi người bệnh lại cố gắng đẩy phân ra ngoài nên làm rách lớp da ở hậu môn.
Phân rắn do táo bón là nguyên nhân chính, nhưng phân lỏng do bị tiêu chảy cũng là nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn không hề hiếm gặp. Những bệnh nhân có cơ thắt hậu môn (cơ vòng hậu môn) quá chặt sẽ có nguy có mắc bệnh nứt kẽ hậu môn cao hơn so với bình thường.
Một số nguyên nhân nứt kẽ hậu môn khác xảy ra có thể kể đến như người bệnh đang mắc phải một số chứng viêm mạn tính, nhiễm khuẩn hay có khối u hình thành ở vùng hậu môn cũng gây nên nứt kẽ hậu môn.
Việc thăm khám càng sớm sẽ giúp cho việc điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả. Tình trạng bệnh lý đơn giản nhất có thể được thực hiện bằng việc làm mềm phân, sẽ giúp cho phần cơ thắt hậu môn lỏng hơn nên vết thương liền lại tốt hơn. Ngoài ra, có thể can thiệp tăng độ chặt của cơ thắt hậu môn làm cho máu vào nuôi vùng bị tổn thương kém và ảnh hưởng đến quá trình liền vết thương.
Phát hiện và điều trị nứt kẽ hậu môn thế nào cho hiệu quả?
Nứt kẽ hậu môn có thể là bệnh lý cấp tính (mới bị) hoặc mãn tính (bị bệnh trong 1 thời gian dài). Nứt kẽ mãn tính thì sẽ điều trị khó khăn hơn. Ai mà đang bị bệnh mãn tính sẽ thường phát hiện tình trạng da thừa ở vùng hậu môn và những u nhú nhỏ nằm ở trong ống hậu môn thông qua kiểm tra sức khỏe hậu môn – trực tràng bằng thiết bị y tế chuyên khoa.
Ban đầu, việc điều trị nứt kẽ hậu môn cấp tính khá đơn giản, thường bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước lọc (khoảng 2 lít/ngày) để phân mềm và quá trình thải phân không còn vấn đề bất thường nào nữa.
Bên cạnh đó, tăng hiệu quả chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà, người bệnh có thể sử dụng những thuốc đặt tại chỗ để giảm đau, kháng viêm và thực hiện ngâm hậu môn vào nước ấm 10-20 phút 2 lần/ngày sẽ làm dịu và lỏng cơ thắt hậu môn, do đó giúp quá trình liền vết thương do nứt kẽ tốt hơn. Các cách thực hiện nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Trường hợp bị bệnh nứt kẽ hậu môn mãn tính, thường được bác sĩ chỉ định can thiệp ngoại khoa do điều trị nội khoa không hiệu quả và dễ tái phát. Nên điều trị tại cơ sở y tế uy tín để có kết quả tốt nhất, đồng thời để bảo tồn chức năng hậu môn được hiệu quả.
Nứt kẽ hậu môn rất dễ bị nhầm với các bệnh lý nguy hiểm khác do có các triệu chứng tương đồng. Nếu các cơn đau kéo dài rất dễ biến chứng thành bệnh lý nguy hiểm như polyp trực tràng, trĩ, ung thư trực tràng,… Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng sở hữu trang thiết bị tân tiến và đội ngũ bác sĩ lành nghề, đã khám và chữa trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân mắc các vấn đề liên quan đến hậu môn và trực tràng, trong đó có chứng bệnh nứt kẽ hậu môn cấp tính và mãn tính.
Với công nghệ HCPT-II điều trị các bệnh hậu môn, trực tràng hiệu quả, cho phép phẫu thuật loại bỏ nhanh phần vết nứt. Kỹ thuật này thường kết hợp mở cơ vòng trong, người bệnh có thể được sử dụng thêm thuốc Đông y để bồi bổ, nâng cao hệ miễn dịch và có tác dụng kháng viêm hiệu quả cao.
Mong rằng bài viết đã chia sẻ những thông tin chia sẻ về các vấn đề nứt kẽ hậu môn và giải pháp chữa bệnh hiệu quả với từng trường hợp để người bệnh nắm bắt được rõ. Để đảm bảo an toàn, khi nhận thấy hậu môn của mình có những dấu hiệu bất thường thì người bệnh nên đi thăm khám và chữa trị từ sớm. Việc xử lý bệnh càng sớm thì khả năng hồi phục hoàn toàn càng cao mà không để lại bất kỳ di chứng nào sẽ tốt về lâu dài, hạn chế những tổn thương nghiêm trọng cho sức khỏe.