Nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh là gì? Cách phòng ngừa và điều trị ra sao?
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp ở trẻ hay bị táo bón hoặc tiêu chảy. Là một căn bệnh xuất hiện ở vị trí khá nhạy cảm khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Tình trạng này kéo dài có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ nhỏ. Vậy cách phòng ngừa và điều trị tình trạng này ra sao? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thêm cho bạn những thông tin chi tiết nhất về vấn đề này.
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh là gì?
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp ở trẻ có độ tuổi từ 6-24 tháng tuổi. Đây là tình trạng xuất hiện những vết rách ở phần niêm mạc hoặc ống hậu môn ở trẻ sơ sinh. Thường các vết nứt sẽ xuất hiện khi hậu môn phải chịu các áp lực khi trẻ nhỏ đi nặng hoặc do các bệnh lý khác.
Điển hình khi trẻ bị táo bón muốn thải phần phân cứng ra ngoài nên rặn mạnh khiến vùng hậu môn bị tác động tạo nên những vết nứt. Nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh còn khiến trẻ thấy đau nhức hoặc chảy máu ở vùng hậu môn.
Tình trạng này kéo dài không những ảnh hưởng tới trẻ nhỏ mà còn cả các bậc cha mẹ. Trẻ luôn trong tình trạng quấy khóc bởi tình trạng đau nhức ở hậu môn gây nên tình trạng chán ăn, mệt mỏi khiến cha mẹ lo lắng. Do đó, khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường ở vùng hậu môn, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám cũng như có hướng điều trị.
Nguyên nhân nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh là do đâu?
Theo đánh giá của các chuyên gia, có khá nhiều các nguyên nhân gây nên tình trạng nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh. Trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến như:
-
Táo bón là nguyên nhân điển hình dẫn tới tình trạng nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh. Táo bón kéo dài khiến các khối phân trở nên to, cứng. Khi đi đại tiện, trẻ sẽ phải dùng sức để đẩy phần phân ra bên ngoài. Điều này khiến phần niêm mạc bị tổn thương trong thời gian dài gây nên tình trạng nứt kẽ hậu môn.
-
Vệ sinh hậu môn không sạch sẽ cũng có thể xuất hiện tình trạng nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh. Hậu môn là nơi đào thải những chất bẩn ra bên ngoài do đó tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn có hại. Khi trẻ vệ sinh hậu môn không sạch sẽ có thể gây ra tình trạng viêm loét, nhiễm trùng hậu môn. Đây cũng là nguồn gốc gây nên tình trạng nứt kẽ hậu môn.
-
Trẻ có cơ thắt hậu môn chặt cũng có nguy cơ nứt kẽ hậu môn cao hơn. Nguyên nhân là do độ chặt của cơ thắt hậu môn khiến cho máu vào nuôi vùng tổn thương cũng kém hơn. Điều này gây ảnh hưởng quá trình liền vết thương gây nên nứt kẽ hậu môn.
Xem thêm bài viết :
Hình ảnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh rõ ràng, chi tiết
Bệnh rò hậu môn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Những biểu hiện nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh bạn cần biết
Những biểu hiện nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh khá rõ ràng và cụ thể. Các bố mẹ có thể hoàn toàn nhận thấy được khi trẻ có những biểu hiện dưới đây:
-
Trẻ thường xuyên quấy khóc hoặc có những biểu hiện khó chịu khi đi vệ sinh nặng. Ngoài ra, trẻ còn có thể có biểu hiện thường xuyên lấy tay gãi vùng hậu môn do các vết nứt kẽ hậu môn có thể gây ngứa ngáy, khó chịu.
-
Phân của trẻ là có dạng cứng với kích thước lớn và đi vệ sinh nặng phân có lẫn cả máu.
-
Vùng hậu môn của trẻ thường xuất hiện vết rạch dọc theo vùng da ở ống hậu môn.
-
Ở các bé lớn hơn, trẻ sẽ có tâm lý cố gắng nhịn đi vệ sinh nặng để tránh không gặp phải cảm giác đau đớn. Đây cũng chính là dấu hiệu để bố mẹ có thể nhận biết.
Với những trường hợp nứt kẽ hậu môn không lành và tiếp tục kéo dài trên khoảng 6 tuần thì rất có thể tình trạng này đã chuyển thành bệnh lý mãn tính. Cha mẹ cần theo dõi tình trạng của trẻ nhỏ hàng ngày. Nếu nhận thấy tình trạng bệnh không có chiều hướng thuyên giảm thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra, tư vấn cũng như có hướng điều trị dứt điểm.
Ở Hà Nội nên thăm khám và điều trị nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh tại đâu?
Tình trạng nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh kéo dài mà không được điều trị có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của trẻ. Do đó, khi thấy xuất hiện những biểu hiện lạ các bậc cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám.
Nếu bạn ở Hà Nội hoặc các vùng lân cận có thể cân nhắc tới Phòng khám Đa khoa Quốc Tế Cộng Đồng – 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây là một trong các cơ sở y tế chuyên khoa hàng đầu trong việc điều trị các bệnh liên quan đến hậu môn trong đó có nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh.
Để điều trị nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh các bác sĩ tại đây đã áp dụng phương pháp HCPT II trong điều trị. Nhờ sóng cao xâm lấn tối thiểu giúp xác định chính xác đến các vết nứt ở hậu môn nhằm tiêu diệt tối đa vi khuẩn.
Lượng nhiệt chỉ ở mức vừa phải điều này không gây đau đớn cũng như ảnh hưởng tới chức năng hậu môn của trẻ nhỏ. Hơn nữa thời gian phục hồi cũng nhanh chóng và không để lại những biến chứng xấu. Đây cũng chính là điểm vượt trội của phương pháp này.
Khi thăm khám và điều trị tại đây người bệnh sẽ thấy rất thoải mái và yên tâm bởi:
-
Được điều trị với đội ngũ y, bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao, nhiều năm công tác tại các bệnh viện lớn. Luôn tận tâm, tận lực hết mình với bệnh nhân.
-
Thời gian thăm khám tương tối linh hoạt từ 8h00 – 20h00 tất cả các ngày trong tuần kể cả những ngày lễ. Mức chi phí điều trị, thăm khám cũng được phòng khám niêm yết công khai theo quy định của Bộ Y Tế.
-
Luôn chú trọng nâng cấp, đầu tư các trang thiết bị y tế hiện đại giúp cho việc thăm khám cũng như điều trị bệnh được chính xác và tiết kiệm được thời gian.
Phòng ngừa nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Để không gặp phải tình trạng nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh các bố mẹ cũng nên lưu ý một số điều sau:
-
Thường xuyên thay tã và vệ sinh phần hậu môn của trẻ. Việc này giúp cho phần hậu môn luôn được sạch sẽ, khô giáo.
-
Bổ sung cho trẻ thêm các loại rau xanh, các loại hoa quả và uống nhiều nước để trẻ không gặp triệu chứng táo bón.
-
Hướng dẫn cho trẻ đi vệ sinh đúng cách, tránh tình trạng rặn mạnh khiến vết nứt mới có thể hình thành.
-
Nên cho trẻ nhỏ vận động thường xuyên. Vừa tăng cường sức khỏe lại cải thiện lưu thông máu điều này vừa giúp bé đi tiểu dễ dàng lại còn giúp các vết nứt, rách mau lành.
Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp các bậc cha mẹ có cái nhìn cụ thể hơn về nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh. Nếu còn có những băn khoăn, thắc mắc cần được chuyên gia giải đáp xin đừng ngần ngại mà hãy liên lạc với đường dây nóng 0243.9656.999 để được hỗ trợ nhanh nhất.