Bệnh hậu môn

c: Những điều cần biết 

các bệnh lý xảy ra ở trẻ sơ sinh đều làm cho mọi bà mẹ phải lo lắng. Một trong những số ấy phải kể đến là bệnh rò hậu môn. Tuy không nguy hại đến tính mạng nhưng bệnh lý này sẽ gây ra nhiều triệu chứng vô cùng nguy hiểm và tác động ảnh hưởng đến các bước phát triển của bé về sau

Việc phẫu thuật rò hậu môn ở trẻ sơ sinh là phương pháp mang lại hiệu quả cao nhưng thường không được ưu tiên chỉ định cho trẻ nhỏ. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị bảo tồn, nếu không hiệu quả mới cân nhắc chỉ định phẫu thuật. Dưới đây là tổng hợp những thông tin cụ thể để giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về phương pháp mổ rò hậu môn ở trẻ sơ sinh. 

Tìm hiểu về bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh

Trước khi tìm hiểu về phương pháp phẫu thuật rò hậu môn ở trẻ sơ sinh, bố mẹ chắc hẳn cần hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có thể là bệnh lý bẩm sinh, thường xuất hiện khi trẻ được khoảng 7-10 ngày tuổi. Tuy nhiên, rò hậu môn cũng có thể là hậu quả của nhiễm trùng hay apxe hậu môn, chấn thương hậu môn hay biến chứng bệnh Crohn…

Tìm hiểu về bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh

Ước tính có khoảng 80% trường hợp trẻ sơ sinh bị rò môn trước 1 tuổi. Trong nhiều trường hợp, vùng da xung quanh hậu môn của trẻ bị chấn thương, viêm nhiễm lâu ngày dẫn đến áp xe hậu môn và rò hậu môn. Do vậy, nếu phát hiện có máu trong tã hoặc trong phân của trẻ, bố mẹ nên thông báo ngay với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý. 

Các dấu hiệu rò hậu môn ở trẻ sơ sinh thường gặp bao gồm: 

  • Trẻ bị đau ở hậu môn trực tràng, quấy khóc, nôn ói liên tục. 
  • Hậu môn sưng đỏ, đại tiện bất thường. 
  • Hậu môn của trẻ tiết dịch, trong dịch có thể chứa mủ, máu kèm theo mùi hôi.
  • Đại tiện ra máu, có máu dính trên phân hoặc dính vào tã.
  • Tiểu tiện gặp vấn đề bất thường.

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh không thể tự lành được và cũng không có thuốc đặc trị bệnh lý này. Do đó, bố mẹ cần chủ động đưa trẻ đi thăm khám chuyên khoa để bác sĩ đưa ra chỉ định điều trị hiệu quả, phù hợp và an toàn nhất với trẻ. 

Đọc thêm:

Triệu chứng chảy dịch ở rò hậu môn như thế nào & cách điều trị dứt điểm 

Có nên phẫu thuật rò hậu môn ở trẻ sơ sinh? 

Có nên phẫu thuật rò hậu môn ở trẻ sơ sinh? 

Khác với người trưởng thành thì phẫu thuật rò hậu môn ở trẻ sơ sinh ít được chỉ định ưu tiên. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ ưu tiên chỉ định phương pháp điều trị bảo tồn bao gồm vệ sinh hậu môn, ngâm hậu môn. 

Trước khi điều trị, các bác sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra mức độ rò hậu môn. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ không cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán áp xe hay rò hậu môn nguyên phát. Các xét nghiệm hình ảnh bao gồm chụp đường rò, chụp cộng hưởng từ hay chụp điện toán cắt lớp vùng chậu sẽ chỉ được chỉ định nếu bác sĩ nghi ngờ trẻ bị rò hậu môn phức tạp thứ phát. 

Về việc điều trị bảo tồn, dung dịch ngâm hậu môn cho trẻ thường là Povidine – iod và cần pha loãng với nước ấm. Bố mẹ cần cho trẻ ngâm hậu môn sau mỗi lần đại tiện và vệ sinh hậu môn sạch sẽ. Thời gian ngâm thường dao động từ 5-10 phút hoặc có thể hơn tùy tình trạng bệnh. 

Trường hợp hậu môn của trẻ đang bị áp xe tụ mủ và sưng phồng, các bác sĩ thường tiến hành rạch trích mủ để dẫn lưu mủ ra ngoài. Trẻ sẽ được gây tê cục bộ trước khi rạch để giảm đau, sau khi rạch bác sĩ sẽ hướng dẫn bố mẹ tách 2 mép vết thương sau mỗi lần vệ sinh hậu môn hoặc thay tã cho trẻ. 

Các phương pháp phẫu thuật rò hậu môn ở trẻ sơ sinh hiện nay 

Trong trường hợp phương pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả, các bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định thực hiện phẫu thuật rò hậu môn ở trẻ sơ sinh. Sau khi thăm khám và xác định được chính xác vị trí, đường đi rò hậu môn, đồng thời căn cứ vào loại đường rò, mức độ bệnh mà chỉ định một hoặc nhiều hơn cuộc phẫu thuật để đảm bảo hiệu quả. 

Đặt seton rò hậu môn

  • Sóng cao tần: Giúp loại bỏ triệt để lỗ rò, đường rò cùng tổ chức xơ đường rò, không gây tổn thương cơ thắt hậu môn nên bảo toàn chức năng đại tiện tự chủ. 
  • Cắt lỗ rò: Bác sĩ sẽ cắt dọc một đường theo chiều dài đường rò và tiến hành làm sạch, thoát nước. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ cắt một phần nhỏ cơ thắt hậu môn để tăng hiệu quả chữa bệnh. 
  • Đặt seton rò hậu môn: Bác sĩ tiến hành đặt một seton vào đường rò trong trường hợp đường rò đi qua cơ thắt hậu môn. Sau đó tiến hành mở đường rò để thoát mủ, thoát dịch ra ngoài. 
  • Kỹ thuật flag: Bác sĩ tiến hành cắt một phần da hoặc mô trực tràng nhằm che lỗ rò. Kỹ thuật này cho phép điều trị mà không cần cắt hay tác động đến cơ thắt hậu môn.
  • Kỹ thuật Lift: Bác sĩ sẽ tiến hành cắt một đường ở gần đường rò, đồng thời di chuyển tổ chức cơ ra xa nhau. Sau đó tiến hành bịt kín đường rò, làm phẳng đường rò. Phương pháp mổ rò hậu môn ở trẻ sơ sinh này cho phép điều trị mà không gây tác động đến cơ thắt hậu môn. 

Đọc thêm:

Góc giải đáp: Rò hậu môn theo y học cổ truyền liệu có hiệu quả không?

Cách chăm sóc tại nhà sau phẫu thuật rò hậu môn ở trẻ sơ sinh

Sau phẫu thuật rò hậu môn ở trẻ sơ sinh, các bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng hậu phẫu. Bố mẹ cần cho trẻ uống thuốc theo đúng chỉ định để tránh xảy ra những rủi ro không đáng có. 

Dùng khăn mềm hoặc khăn giấy dành riêng cho trẻ sơ sinh để lau khô

Đồng thời, sau mổ rò hậu môn ở trẻ sơ sinh bố mẹ cần hết sức lưu ý một số vấn đề dưới đây: 

  • Theo dõi sát sao vết mổ của trẻ, nếu phát hiện có dấu hiệu nhiễm trùng cần nhanh chóng thông báo với bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời. 
  • Tiến hành ngâm hậu môn cho trẻ khoảng 5 phút/ lần x 3-4 lần/ ngày giúp kháng viêm, giảm đau cho trẻ. 
  • Giảm đau cho trẻ bằng miếng đệm hậu môn đến khi vết mổ lành hẳn. 
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về sản phẩm làm mềm phân, nhuận tràng hay chất bổ sung cần thiết. 
  • Nếu trẻ đã ăn dặm, bố mẹ nên bổ sung nhiều chất xơ, vitamin khoáng chất để làm mềm phân và hạn chế táo bón cho trẻ. 
  • Sau khi ngâm rửa và vệ sinh hậu môn, dùng khăn mềm hoặc khăn giấy dành riêng cho trẻ sơ sinh để lau khô, tránh chà xát vì có thể gây tổn thương vết mổ.

Cách phòng ngừa bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh 

Cách phòng ngừa bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh 

Bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng gây ảnh hưởng ít nhiều về mặt tinh thần và sức khỏe cho bệnh nhân, nhất là ở trẻ em. Do đó, để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh và phải tiến hành phẫu thuật rò hậu môn ở trẻ sơ sinh thì bố mẹ cần phòng ngừa bệnh cho trẻ ngay từ đầu. 

  • Thay tã thường xuyên, luôn giữ sạch vùng hậu môn cho trẻ. 
  • Vệ sinh hậu môn với khăn ấm và lau khô hậu môn rồi mới mặc tã. 
  • Trường hợp trẻ được chẩn đoán mắc bệnh Crohn, bệnh trĩ hay nứt kẽ hậu môn, bố mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc phù hợp. 
  • Đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi phát hiện các triệu chứng bao gồm sốt cao kéo dài, thói quen đại tiện thay đổi, chảy máu và mủ ở hậu môn, sưng đỏ hậu môn, quấy khóc, từ chối đại tiện…

Phẫu thuật rò hậu môn ở trẻ sơ sinh sẽ được chỉ định sau khi thăm khám cụ thể và nếu các biện pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả. Để tư vấn chi tiết hơn, bố mẹ có thể liên hệ đến hotline 0243.9656.999 để bác sĩ hậu môn trực tràng giải đáp miễn phí.