Bệnh hậu môn

Polyp hậu môn ở trẻ em: Triệu chứng & cách điều trị hiệu quả

Polyp hậu môn ở trẻ em là tình trạng hình thành khối u trong ống hậu môn trực tràng. Tuy bản chất là khối u lành tính nhưng chúng vẫn tiềm ẩn biến chứng ung thư vô cùng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân trẻ em bị polyp ở hậu môn là gì, nhận biết triệu chứng và cách chữa như thế nào sẽ được các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng giải đáp dưới đây. 

Nguyên nhân gây polyp hậu môn ở trẻ em do đâu? 

Polyp hậu môn ở trẻ em đang có xu hướng ngày càng gia tăng tỷ lệ mắc. Polyp là những khối u nhỏ, có cuống, hình tròn hoặc elip mọc trong ống hậu môn. Vậy nguyên nhân trẻ bị polyp hậu môn là do đâu? 

Nguyên nhân gây polyp hậu môn ở trẻ em do đâu? 

  • Dị tật bẩm sinh ở hậu môn: Trẻ gặp phải một số dị tật bẩm sinh như hẹp, cong hậu môn khiến chất thải không được đào thải hết ra ngoài, tích tụ lại lâu ngày gây tình trạng viêm nhiễm hậu môn, nguy hiểm hơn là hình thành khối polyp hậu môn. 
  • Trẻ bị táo bón, kiết lỵ mãn tính: Hậu môn phải làm việc liên tục trong tình trạng viêm nhiễm, khó chịu và ẩm ướt sẽ là cơ hội để hại khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm. 
  • Trẻ bị tắc tĩnh mạch: Hệ thống tĩnh mạch ở hậu môn bị tắc nghẽn khiến lưu lượng máu đến hậu môn bị cản trở, lâu ngày phát sinh nhiều bệnh lý hậu môn trực tràng, điển hình là bệnh polyp hậu môn. 
  • Do thói quen vệ sinh kém: Trẻ nhỏ đa phần chưa tự ý thức được việc vệ sinh cá nhân cho mình. Do vậy, nếu bố mẹ lơ là trong việc vệ sinh cho trẻ thì càng làm trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh lý hậu môn trực tràng. 
  • Một số nguyên nhân khác: Do ăn thực phẩm chứa nhiều độc tố, thực phẩm không hợp vệ sinh, khó tiêu, do yếu tố di truyền cũng làm tăng nguy cơ bị polyp hậu môn.

Xem thêm bài viết:

Các cách chữa polyp hậu môn hiệu quả nhất hiện nay

Hình ảnh và triệu chứng polyp hậu môn ở trẻ em

Hình ảnh và triệu chứng polyp hậu môn ở trẻ em

Polyp hậu môn ở trẻ em tương tự như bệnh polyp hậu môn ở người lớn, triệu chứng không quá điển hình và rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh hậu môn trực tràng khác, nhất là bệnh trĩ. Do vậy, bố mẹ cần đặc biệt chú ý triệu chứng bất thường ở trẻ để sớm đưa trẻ đi thăm khám, điều trị hiệu quả. 

  • Đại tiện ra máu: Xuất hiện nhiều tia máu nhỏ dính trên phân hoặc dính trên giấy vệ sinh khi đi đại tiện. 
  • Đi ngoài ra phân lỏng: Tình trạng ruột kích thích khiến trẻ bị đi ngoài nhiều lần đi kèm với tình trạng đại tiện ra phân lỏng, phân có thể chuyển màu đen. 
  • Đau bụng: Khi khối polyp hậu môn phát triển càng lớn có thể khiến trẻ bị tắc ruột hoàn toàn hoặc bán tắc ruột, trẻ sẽ thường xuyên bị đau bụng, cơn đau âm ỉ hoặc đau quặn bụng.
  • Sa polyp: Khối polyp càng lớn sẽ bị sa xuống do sự chèn ép trọng lực của niêm mạc ruột. Tình trạng này kéo dài sẽ gây biến chứng thành bệnh trĩ.
  • Các triệu chứng khác như mệt mỏi, chán ăn, trẻ bỏ ăn, buồn nôn, cơ thể suy nhược.

Như vậy, bố mẹ khi phát hiện trẻ gặp phải những triệu chứng trên đây cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa, tiến hành nội soi hậu môn trực tràng để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Polyp hậu môn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? 

Polyp hậu môn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? 

Polyp hậu môn ở trẻ em mặc dù là khối u lành tính nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ phát triển thành khối u trực tràng ác tính, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Bên cạnh nguy cơ phát triển ung thư hóa, polyp hậu môn còn có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe như: 

  • Táo bón, sa trực tràng: Khi kích thước khối polyp lớn hoặc gia tăng số lượng mà không được xử lý gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đào thải phân và gây chứng táo bón. Trẻ có xu hướng khó đại tiện, phải rặn mạnh dẫn đến chảy máu với nguy cơ sa trực tràng cao. 
  • Suy giảm sức khỏe: Đại tiện khó, chảy máu hậu môn kéo dài khiến trẻ bị thiếu máu với những biểu hiện mệt mỏi, sụt cân, chán ăn, da xanh xao, thiếu sức sống. 
  • Nhiễm trùng hậu môn: Cuống polyp khui ra ngoài kèm theo dịch nhầy khiến hậu môn rất dễ bị viêm nhiễm, nhiễm trùng. 
  • Gặp các vấn đề đường ruột: Kích thích, số lượng polyp gia tăng khiến không gian hậu môn bị hẹp lại, quá trình bài tiết phân cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Mách bố mẹ cách chữa polyp hậu môn ở trẻ em hiệu quả

Như vậy, có thể thấy được polyp hậu môn ở trẻ em nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm với sức khỏe của trẻ. Do đó, bố mẹ cần chú ý theo dõi sức khỏe của trẻ, nếu xuất hiện triệu chứng bất thường cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chữa bệnh kịp thời. 

Với trường hợp polyp hậu môn còn bé, bác sĩ có thể chỉ định áp dụng đốt polyp qua nội soi để điều trị. Đối với trường hợp nặng hơn, khối polyp có kích thước lớn thì bắt buộc phải can thiệp tiểu phẫu cắt polyp. Tiểu phẫu này khá đơn giản, thực hiện nhanh chỉ khoảng 15-20 phút và thời gian hồi phục được rút ngắn. 

Tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả trong bữa ăn

Bên cạnh việc áp dụng phương pháp điều trị polyp hậu môn, bố mẹ cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt của trẻ để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất. 

  • Tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả trong bữa ăn hàng ngày cho trẻ. 
  • Hạn chế cho trẻ ăn đồ cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, chất đạm.
  • Bố mẹ cần chăm sóc, vệ sinh hậu môn sạch sẽ thường xuyên cho trẻ, dùng khăn mềm để lau khô và không nên mặc đồ quá chật cho trẻ.
  • Tập thói quen đại tiện vào buổi sáng cho trẻ, không để trẻ ngồi đại tiện quá lâu để phòng ngừa các bệnh hậu môn trực tràng. 
  • Hình thành cho trẻ thói quen ngủ sớm, đây cũng là biện pháp hỗ trợ điều trị polyp hậu môn hiệu quả.

Trẻ bị polyp hậu môn nên ăn gì sau điều trị?

Đặc biệt về chế độ dinh dưỡng, bố mẹ nên cho trẻ ăn thực phẩm dễ tiêu, lỏng, mềm trong những ngày đầu sau điều trị. Thông thường, sau tiểu phẫu trẻ sẽ cần nhịn ăn 24-28 tiếng và bắt đầu từ ngày thứ 3 trở đi, trẻ có thể ăn súp hoặc cháo loãng.

Trẻ bị polyp hậu môn nên ăn gì sau điều trị?

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa, giúp kích thích tiêu hóa, phòng ngừa táo bón sau tiểu phẫu cắt polyp. Một số thực phẩm giàu chất xơ như cam, chuối, nho, bông cải xanh, bánh mì đen, bánh mì nâu…
  • Thực phẩm giàu đạm: Giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, kích thích tái tạo mô và làm lành thương tổn. Một số thực phẩm nhiều đạm mà bố mẹ có thể cho trẻ ăn như đậu nành, thịt bò, trứng gà, ngũ cốc,…Nên băm nhỏ hay hầm nhừ để trẻ dễ tiêu hóa. 
  • Thực phẩm giàu chất béo: Đậu nành, dầu dừa, dầu mè…

Tóm lại, polyp hậu môn ở trẻ em tuy là khối u lành tính nhưng khả năng phát triển ung thư hóa không phải hiếm gặp nên bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đi thăm khám chuyên khoa ngay, chữa trị sớm hiệu quả càng cao, thời gian hồi phục nhanh chóng và ngăn ngừa biến chứng.