Bệnh trĩ

10 Tác hại của bệnh trĩ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Nắm bắt rõ những tác hại của bệnh trĩ sẽ giúp cho mọi người có được hướng phòng tránh hiệu quả nhằm tránh xảy ra nguy hiểm với sức khỏe của bản thân. Vì là căn bệnh có tỷ lệ người mắc phải rất cao (cứ 3 người thì ghi nhận có 1 người mắc trĩ) nên cần có những kiến thức cụ thể liên quan đến trĩ nhằm hạn chế được tốc độ phát triển của căn bệnh này.

Những tác hại của bệnh trĩ cần chú ý

Tác hại của bệnh trĩ không chỉ dừng lại ở 1 hay 2 nguy cơ mà gần như ảnh hưởng tới mọi mặt trong đời sống hàng ngày của người bệnh. Vì đây là căn bệnh tác động đến nhiều khía cạnh của người bệnh, từ tâm lý, tinh thần, đến sức khỏe, hoạt động trong công việc và đời sống. Chính vì thế mà tác hại của bệnh rất khó lường.

Nhằm ngăn ngừa những nguy cơ mà bệnh có thể gây ra, mọi người cần chú ý đến những tác hại của bệnh trĩ bao gồm những điều dưới đây:

Gây thiếu máu cho cơ thể của người bệnh

Bệnh trĩ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hậu môn – trực tràng, khiến cho mao mạch ở vị trí này bị tổn thương và gây ra tình trạng đi ngoài ra máu. Đối với búi trĩ to thì còn xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu thành tia, khiến cho người bệnh đối mặt với nguy cơ bị thiếu máu trầm trọng.

Cơ thể người bệnh trĩ nếu thiếu máu sẽ có các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, mất tập trung, ngất xỉu, cơ thể suy nhược và xanh xao,… Thêm vào đó, thiếu máu có thể dẫn tới nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác và dễ nặng hơn.

Tăng nguy cơ nhiễm trùng máu

Vì lượng máu ở búi trĩ sẽ tiết ra nhiều gây ra ẩm ướt và tạo điều kiện sinh sôi nhiều vi khuẩn, độc tố và có thể gây tấn công ngược trở lại vào máu. Điều này bắt nguồn từ việc người bệnh có nguy cơ bị áp xe hậu môn hoặc rò hậu môn nên rất dễ bị khuẩn bệnh tấn công, làm ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe và gây khó khăn cho việc điều trị bệnh lâu dài.

Búi trĩ bị sa nghẹt ra ngoài

Búi trĩ sẽ có xu hướng sa ra ngoài hậu môn quá mức do cơ vòng ở hậu môn trong lúc bị trĩ bị chèn ép gây giãn nở to, gây ra tình trạng sa búi trĩ kéo dài. Điều này sẽ khiến cho búi trĩ không thể nào thụt vào trong mà sẽ cứ sa ra ngoài, gây ra đau đớn cho người bệnh, ảnh hưởng đến hoạt động trong cuộc sống, công việc do di chuyển khó khăn và cảm giác thiếu tự tin ở người bệnh.

Xem thêm bài viết: Phương pháp chăm sóc bệnh nhân sau mổ trĩ nội như thế nào?

Luôn có búi trĩ gây cộm đau ở hậu môn

Khi mắc phải bệnh trĩ (dù là trĩ ngoại hay trĩ nội), người bệnh đều sẽ có cảm nhận rõ là ở hậu môn luôn có một vật cứng nổi cộm, chắn ngang ở hậu môn, có thể là một cục máu lớn hoặc nhiều cục máu đông nhỏ xuất hiện dính chặt vào nhau gây ra tắc nghẽn.

Chỉ cần bạn kiểm tra bằng cách dùng tay để ấn vào hậu môn, nếu cảm nhận thấy có một cục cứng, sưng to lên nghĩa là búi trĩ đã xuất hiện. Chúng sẽ gây ra đau đớn kéo dài, ở một số người còn có nguy cơ đe dọa chảy máu do búi trĩ vỡ ra rất nguy hiểm.

Bệnh trĩ gây khó khăn đau đớn cho bệnh nhân

Bội nhiễm tăng nặng

Tác hại của bệnh trĩ khá nghiêm trọng ở những người bị bội nhiễm tăng nặng. Do sự kết hợp búi trĩ sa ra ngoài nhiều, chảy máu hậu môn kéo dài, búi trĩ không thể tự co lên khiến cho hậu môn của người bệnh rất dễ bị vi khuẩn có trong phân, nước tiểu xâm nhập ồ ạt vào trong. Cho nên, người bệnh trĩ phải chú trọng việc vệ sinh hậu môn sạch sẽ là vì thế.

Nhiễm trùng hậu môn

Hậu môn mà bị các búi trĩ co thắt làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ở bộ phận này, khiến cho hậu môn không thể đảm nhiệm các nhiệm vụ như bình thường nên rất dễ bị nhiễm trùng. Khi bị trĩ, đa số việc đi đại tiện đều là một cực hình, người bệnh dần bị tâm lý trong việc nghĩ đến chuyện đi vệ sinh khiến cho cuộc sống sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Suy giảm chức năng của hậu môn

Để so sánh hậu môn bình thường và hậu môn bị trĩ sẽ có sự khác biệt rất lớn. Hậu môn bình thường phẳng và chỉ hoạt động khi muốn đi đại tiện, còn lại sẽ luôn trong tình trạng khép kín nên đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, do sự xuất hiện của búi trĩ mà hậu môn không thể khép lại như bình thường, búi trĩ luôn thò thụt tại đó và có thể khiến phân bị sót lại, gây suy giảm chức năng hậu môn.

Nữ giới đối mặt với nguy cơ bị viêm phụ khoa

Do cấu tạo âm đạo của nữ giới khá gần với hậu môn, lại còn có hình dáng mở nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công. Nữ giới bị mắc bệnh trĩ sẽ khiến nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa tăng lên nhiều lần do vi khuẩn sinh sôi do dịch tiết ở hậu môn dễ dàng phát triển và gây ra nguy hiểm cho người bệnh. Điều này đe dọa đến chức năng sinh sản của chị em và dễ gây ra nhiều hệ lụy khác.

Nguy cơ mắc các bệnh viêm da

Đối với một số người bị trĩ nặng, khiến cho búi trĩ sưng to và đa số đều sa ra ngoài hậu môn. Vì tình trạng sa ra hậu môn kéo dài nên sẽ khiến hậu môn tiết ra lượng dịch nhầy lớn bao quanh ở đây, vô tình độ ẩm sẽ khiến cho vi khuẩn phát triển nhanh và gây ra các bệnh ngoài da là điều không thể tránh khỏi.

Đối diện với biến chứng ung thư trực tràng

Tác hại của bệnh trĩ nghiêm trọng nhất đó là khiến cho người bệnh có nguy cơ đối diện với chứng ung thư trực tràng. Đây là biến chứng nặng và gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh.

Xem thêm bài viết:  Cách trị bệnh trĩ nhẹ an toàn, hiệu quả nhất hiện nay

Làm thế nào để khắc phục các tác hại của bệnh trĩ? Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Nắm rõ các tác hại của bệnh trĩ sẽ là một “hành trang” cần có cho mỗi người trong việc nâng cao ý thức về quá trình khám và kiểm tra chức năng của trực tràng định kỳ. Hãy chú ý đến các điều dưới đây để thực hiện khi cần:

  • Nên có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều chất xơ trong rau, củ quả, các loại hạt. Nên hạn chế tối đa việc dung nạp các món ăn nhiều dầu mỡ hoặc thực phẩm chế biến sẵn, có tính cay nóng và nhiều gia vị.

  • Không sử dụng nhiều các chất kích thích có hại như đồ uống có cồn, thuốc lá, cà phê,…

  • Không nhịn đại tiện, nên có thói quen đại tiện mỗi ngày vào khung giờ cố định để tránh nguy cơ bị táo bón mà tăng nguy cơ bệnh trĩ.

  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ mỗi ngày để tránh nguy cơ bị lây bệnh do vi khuẩn.

  • Uống đủ nước theo quy định mỗi ngày để giúp hệ tiêu hóa và đường ruột hoạt động khỏe mạnh.

  • Không nên stress quá dài, cần giữ cho sức khỏe tinh thần lạc quan để tránh những tác động xấu lên cơ thể.

  • Tránh mặc quần áo quá bó sát, đặc biệt là quần lót vì có thể gây hăm bí tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

  • Hoạt động thể dục, thể thao mỗi ngày bằng các bài tập nhẹ nhàng để giúp cơ thể trao đổi chất ổn định.

  • Khám sức khỏe định kỳ hoặc ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường ở hậu môn.

 Cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả

Hy vọng với những thông tin liên quan đến tác hại của bệnh trĩ được chia sẻ trong bài viết trên, mọi người có thể nắm bắt đầy đủ và chủ động thăm khám ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường để điều trị bệnh kịp thời. Thêm vào đó, hãy chú ý kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phòng ngừa những ảnh hưởng không tốt đang phát triển âm thầm trong cơ thể của mình. Nếu như vẫn còn băn khoăn, hãy liên hệ tại đây để được giải đáp nhanh chóng!