Trĩ hỗn hợp tắc mạch có nguy hiểm không?
Trĩ hỗn hợp tắc mạch hay gọi là tắc mạch trĩ là biến chứng của loại trĩ hỗn hợp bởi các búi trĩ đã phát triển quá lớn đã chèn ép lên các thành tĩnh mạch và động mạch ở vùng hậu môn khiến cho các mạch máu này bị vỡ và chảy máu. Tình trạng tắc mạch trĩ sẽ xảy ra cùng lúc với bệnh trĩ.
Vậy trĩ hỗn hợp tắc mạch có nguy hiểm như chúng ta nghĩ hay không thì người bệnh cần đi khám sớm ngay khi phát hiện cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường. Bài viết này sẽ đề cập một số thông tin sức khỏe quan trọng về bệnh trĩ hỗn hợp tắc mạch.
Khái quát về trĩ hỗn hợp tắc mạch
Trĩ hỗn hợp tắc mạch ngoài tên gọi là tắc mạch trĩ thì nó còn có tên gọi là nhồi máu trĩ. Đây là tình trạng các tĩnh mạch trong mạng lưới mạch máu ở vùng hậu môn bị chèn ép và hình thành nên thành các cục máu đông khiến tắc nghẽn mạch máu.
Tắc mạch trĩ thường diễn ra cùng lúc với bệnh trĩ xuất hiện các triệu chứng. Mọi người thường không để ý hoặc chủ chủ quan vì nghĩ đây chỉ là bệnh trĩ thông thường. Bởi vậy, nếu không được phát hiện và điều trị ngay từ sớm thì nguy cơ biến chứng nặng sẽ rất cao.
Nguyên nhân dẫn đến trĩ hỗn hợp tắc mạch
Theo các chuyên gia đầu ngành hậu mô trực tràng cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ hỗn hợp tắc mạch. Cụ thể:
- Do người bệnh ít đi lại, vận động thay vào đó chỉ đứng hoặc ngồi 1 vị trí quá lâu trong khoảng thời gian liên tục.
- Rối loạn nhu động ruột do táo bón, khó tiêu, dụng lực rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài khiến tăng áp lực lên vùng hậu môn khiến trĩ hỗn hợp tắc mạch.
- Những bệnh nhân đang mắc các bệnh lý như phế quản mãn tính, giãn phế quản, suy tim hoặc thường xuyên phải mang vác nặng sẽ tăng áp lực lên khoang bụng nhiều hơn những người bình thường dẫn đến tình trạng tăng áp lực lên tĩnh mạch vùng hậu môn và gây ra tắc mạch trĩ.
- Người bệnh đang mắc u trực tràng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cản trở mạch máu lưu thông ở vùng hậu môn, chèn ép quá mức sẽ gây ra bệnh trĩ và biến chứng nặng hơn.
- Trĩ hỗn hợp tắc mạch thường xuất hiện ở các chị em phụ nữ đang trong kỳ thai sản, đặc biệt là ở các tháng cuối của thai kỳ.
- Bạn đang bị stress, căng thẳng do áp lực công việc, học tập cũng khiến cho hoạt động trao đổi chất trong cơ thể diễn ra khó khăn hơn, gây ra tình trạng táo bón, khó tiêu và bệnh tắc mạch trĩ hỗn hợp xuất hiện.
Các biểu hiện của bệnh lý trĩ hỗn hợp tắc mạch
Trĩ hỗn hợp tắc mạch có các dấu hiệu nhận biết tương tự như bệnh trĩ nhưng với mức độ nghiêm trọng hơn do kết hợp của cả hai loại trĩ nội và trĩ ngoại. Trong đó, trĩ ngoại khi mắc bệnh ở những ngày đầu thì đã xuất hiện các triệu chứng lạ thường giúp người bệnh nhận bệnh nhưng trĩ nội thì hoàn toàn ngược lại. Do đó, tùy thuộc theo kích thước của cục máu đông chèn tắc tĩnh mạch và sức đề kháng của người bệnh, các biểu hiện bệnh lý cũng hoàn toàn khác nhau. Cụ thể,
- Sa búi trĩ: Bởi trĩ hỗn hợp là kết hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại nên búi trĩ vẫn sa ra ngoài hậu môn, lúc này người bệnh có thể dùng tay để đẩy vào trong. Tuy nhiên, ở mức độ bệnh lý nặng hơn thì hành động này không còn ý nghĩa. Người bệnh cần phải ý thức vệ sinh vùng dưới sạch sẽ, tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh biến chứng nặng.
- Chảy máu lúc đi đại tiện: ở những ngày đầu mắc bệnh, bạn có thể phát hiện có một vài giọt máu trên giấy vệ sinh hoặc trong phân lúc đi ngoài. Đặc biệt, khi áp lực lên thành tĩnh mạch vùng hậu môn quá lớn sẽ xuất hiện các cục máu bầm đen khi đi ngoài.
- Xuất hiện cảm giác nặng nề ở vùng dưới: Bệnh nhân sẽ có cảm giác nặng nề ở vùng bụng dưới và khu vực hậu môn. Ngoài ra, bạn còn cảm thấy buồn đại tiện nhưng không đi được, phân khô cứng phải dùng lực để rặn ra.
- Cơ vòng khép chặt: Khi người bệnh bị táo bón, khó tiêu người bệnh sẽ cảm giác các cơ vòng vùng hậu môn trực tràng bị cứng và khép chặt lại, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc đi vệ sinh.
- Hậu môn bị sưng đỏ, nóng rát lên: Khi người bệnh làm việc nặng nhọc, sau khi đại tiện sẽ thấy vùng dưới đau nhức và nóng lên.
Trĩ hỗn hợp tắc mạch có nguy hiểm không?
Không giống như các bệnh trĩ thông thường, trĩ hỗn hợp tắc mạch tương đối nguy hiểm. Bản thân bệnh trĩ hỗn hợp đã phức tạp hơn trĩ nội, trĩ ngoại thông thường, tắc mạch trĩ sẽ thúc đẩy quá trình bệnh lý biến chứng nặng nề hơn nếu người bệnh không có phương pháp chữa trị kịp thời.
Dưới đây là một số ảnh hưởng của trĩ hỗn hợp tắc mạch gây nên:
- Hoại tử búi trĩ: Khi mắc trĩ hỗn hợp, búi trĩ của người bệnh cũng sẽ sa dần ra ngoài hậu môn và hiện tượng búi trĩ bị chèn ép ở vùng dưới trong khoảng thời gian quá lâu sẽ khiến biến chứng thành hoại tử búi trĩ và ảnh hưởng trực tiếp đến trực tràng.
- Rối loạn chức năng hậu môn: Người bệnh sẽ gặp khó khăn trong lúc đi vệ sinh, lâu dần bạn sẽ không còn cảm giác khi đi ngoài, chất thải cũng sẽ ứ tụ bên trong hậu môn dẫn đến tình trạng nhiễm độc vào ruột.
- Nhiễm trùng máu: Tình trạng nhiễm khuẩn vùng hậu môn sẽ xảy ra bởi các mạch máu tụ bị vỡ và bệnh nhân sẽ nhận thấy một số biểu hiện đi kèm như bị chóng mặt, suy hô hấp hoặc rối loạn ý thức. Ngoài ra, nếu tình trạng mất máu nhiều cứ kéo dài liên tục sẽ khiến cho bệnh nhân bị thiếu máu và tử vọng nếu không được chữa trị từ sớm.
- Nhiễm trùng khu vực hậu môn: Tắc mạch trĩ sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng và kéo theo các hệ quả nghiêm trọng như mắc áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn và sa trực tràng.
- Tâm lý bị ảnh hưởng: Người bệnh chắc chắn sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu lạ thường này.
- Dây thần kinh não bộ bị tác động: Bệnh trĩ hỗn hợp tắc mạch khiến các dây thần kinh não bộ căng lên, thỉnh thoảng người bệnh sẽ cảm thấy choáng váng, trí nhớ suy giảm và khó tập trung cao độ.
Cách chữa trị tắc mạch trĩ hiệu quả bạn cần quan tâm
Hiện nay, chữa trĩ hỗn hợp tắc mạch có nhiều phương pháp được các cơ sở y tế áp dụng để khám và chữa trị cho bệnh nhân như Longo, đốt laser, tiêm xơ, doppler, HCPT II,… Trong đó, một trong 3 phương pháp phẫu thuật HCPT II, khâu treo triệt mạch THD và PPH II được đánh giá là tân tiến và có nhiều đặc điểm nổi trội nhất hiện nay.
Chẳng hạn như, đối với phương pháp HCPT II, trong quá trình thực hiện tiểu phẫu tiêu búi trĩ thiết bị sẽ không gây nóng quá làm phỏng các tổ chức mô lành cũng như hạn chế tối đa tình trạng người bệnh phải chịu đau đớn trong suốt quá trình phẫu thuật. Phương pháp khâu treo triệt mạch THD sẽ không thực hiện cắt bỏ do đó sẽ không làm tổn thương vùng da phía dưới vùng hậu môn. Và phương pháp PPH II, thời gian thực hiện loại bỏ búi trĩ chỉ từ 20-30 phút, người bệnh không cần nằm tại cơ sở y tế quá lâu nếu không có bất kỳ biến chứng nào.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng hiện đang là 1 trong số ít các địa điểm y tế sở hữu và được phê duyệt áp dụng 3 phương pháp này vào quá trình điều trị, chữa bệnh cho bệnh nhân mắc trĩ hỗn hợp tắc mạch. Với đội ngũ y bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hậu môn trực tràng, bạn có thể yên tâm thăm khám và nêu rõ các triệu chứng bất thường để bác sĩ tiến hành kiểm tra và có phương án điều trị phù hợp.
Trên đây là một số thông tin về “Trĩ hỗn hợp tắc mạch” mà chúng tôi muốn gửi đến các chị em phụ nữ. Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ theo số điện thoại 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.