[Bỏ túi] Nguyên nhân gây trĩ ngoại tắc mạch và cách điều trị hiệu quả
Trĩ ngoại tắc mạch là một biến chứng bệnh trĩ mức độ nặng vô cùng nguy hiểm. Đây là tình trạng tĩnh mạch bị tắc, vỡ làm chảy máu và hình thành những cục máu đông dẫn đến viêm nhiễm hậu môn, thậm chí là hoại tử hậu môn. Để các bạn nắm rõ hơn về tắc mạch trĩ ngoại, biết cách điều trị và phòng tránh, dưới đây là những thông tin về căn bệnh này.
Trĩ ngoại và trĩ ngoại tắc mạch là gì?
Trĩ ngoại là tình trạng bị giãn ra do tăng áp lực của tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới, các tĩnh mạch bị chèn ép từ bên trong có khả năng xung huyết, chảy máu và có khi bị sa ra ngoài. Trĩ ngoại có thể quan sát được sự sưng phồng lên, căng bóng làm mất nếp nhăn bình thường của da xung quanh lỗ hậu môn.
Các búi trĩ do mạch máu tạo thành nằm dưới đường lược và bên dưới lớp da của hậu môn, có thể sờ thấy được khi ở giai đoạn đầu. Nếu không được chữa trị kịp thời khi ở mức độ nhẹ bệnh sẽ tiến triển nặng gây ra các biến chứng nguy hiểm như trĩ ngoại tắc mạch, nhiễm khuẩn hậu môn và nứt kẽ hậu môn.
Trĩ ngoại tắc mạch còn được gọi là trĩ ngoại nhồi máu chính là biểu hiện của bệnh trĩ ngoại, là tình trạng tĩnh mạch phía trên bị tắc vỡ gây chảy máu và hình thành nên những cục máu đông. Không những thế, ở phần da hậu môn còn xuất hiện những búi trĩ nhỏ hình oval khiến cho người bệnh bị đau nhức.
Theo các bác sĩ triệu chứng của tắc mạch trĩ ngoại tương tự như như bệnh trĩ thông thường nhưng mức độ nghiêm trọng hơn nhiều. Một số dấu hiệu nhận biết biến chứng trĩ ngoại tắc mạch:
- Muốn đi đại tiện thường xuyên nhưng không đi được.
- Đau dữ dội ở vùng hậu môn trong 5 – 6 ngày và có thể thuyên giảm sau vài ngày.
- Xuất hiện nhiều búi trĩ nhỏ chỉ bằng hạt đậu ở xung quanh rìa hậu môn, khi sờ vào có cảm giác cứng khiến người bệnh cảm thấy vướng víu, đau tức ở hậu môn.
- Cơ vòng hậu môn bị đóng gây ra cơ giật, máu khó lưu thông khiến người bệnh không ngồi và đi lại bình thường được.
- Các cục máu đông ở hậu môn bị vỡ do sự chèn ép và gây hoại tử vùng da ở hậu môn, tiết dịch vàng, cảnh báo trước dấu hiệu bệnh trĩ đi đại tiện ra máu.
- Do chảy nhiều máu khiến cơ thể bị thiếu máu nghiêm trọng gây hoa mắt, chóng mặt, tâm trạng không thoải mái.
- Vì trĩ ngoại tắc mạch là một biến chứng vô cùng nguy hiểm nên nếu để lâu sẽ khiến người bệnh bị đau buốt hậu môn
Tắc mạch trĩ ngoại do đâu?
Biến chứng trĩ ngoại tắc mạch thường diễn biến khá âm thầm. Tình trạng trĩ ngoại tắc mạch có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trĩ ngoại nhồi máu.
- Do thói quen ăn uống, chế độ ăn uống không hợp lý, ăn ít rau xanh, hoa quả tươi nên thiếu chất xơ khiến tình trạng táo bón diễn ra thường xuyên làm các búi trĩ to và xung huyết.
- Do bị rối loạn nhu động ruột với các bệnh lý tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài khiến số lần đi đại tiện tăng lên. Từ đó làm tăng áp lực lên lòng ống hậu môn và búi trĩ ngoại gây ra tình trạng tắc mạch trĩ ngoại.
- Do thừa cân, béo phì.
- Ít vận động, ngồi lâu một chỗ khiến khí huyết không được lưu thông đều tác động làm hình thành cục máu đông gây ra trĩ ngoại tắc mạch.
- Phụ nữ mang thai lớn ở những tháng cuối thai kỳ.
- Bị tăng áp lực lên khoang bụng dẫn đến tăng áp lực tại búi trĩ ngoại, khu vực hậu môn – trực tràng gây ra tình trạng bệnh nặng nề hơn.
- Bị ung thư trực tràng.
- Trì hoãn đi tiêu: nhịn đi đại tiện sẽ khiến tăng áp lực lên hậu môn trực tràng và dẫn đến trĩ ngoại nhồi máu.
Đây là những nguyên nhân khiến bệnh trĩ ngoại gây ra trĩ ngoại tắc mạch. Nhưng trĩ ngoại nhồi máu có nguy hiểm không?
Tắc mạch trĩ ngoại nguy hiểm như thế nào?
Nếu trong trường hợp người bệnh có phát hiện ra những dấu hiệu tắc mạch trĩ ngoại thì nghĩa là bệnh trĩ ngoại đang dần chuyển nặng và các triệu chứng cũng trở nên rõ ràng và nghiêm trọng hơn.
- Xuất hiện nhiều mảng hoạt tử khô trên bề mặt khu vực bị sưng tấy.
- Những cơn đau buốt trong thời dài.
- Khu vực hoại tử bị loét ra khiến cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn.
Do đó gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, gặp khó khăn trong việc sinh hoạt hàng ngày nhất là khi đi đại tiện, việc ngồi hay đứng cũng trở nên bất tiện.
Trĩ ngoại tắc mạch không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường với những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, viêm nhiễm nặng khu vực hậu môn – trực tràng, viêm phần phụ ở phụ nữ mang thai, thậm chí có thể là hoại tử hậu môn.
Điều trị trĩ ngoại tắc mạch bằng cách nào?
Nếu tắc mạch trĩ ngoại không được xử lý kịp thời đúng cách sẽ khiến người bệnh gặp phải hậu quả nguy hiểm, người bệnh thêm hoang mang và gây nhiều khó khăn hơn trong việc điều trị sau này.
Hiện trĩ ngoại tắc mạch hoàn toàn có thể được chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên vẫn phải phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Phương pháp điều trị tắc mạch trĩ ngoại thường được bác sĩ chỉ định là điều trị nội khoa bằng thuốc và điều trị ngoại khoa.
Điều trị trĩ ngoại nhồi máu bằng thuốc
Đối với những trường hợp tắc mạch trĩ ngoại ở mức độ nhẹ thường được bác sĩ chỉ định điều trị nội khoa bằng các loại thuốc như thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống sưng phù nề, thuốc chống táo bón, nhuận tràng.
Sử dụng những loại thuốc này giúp giảm sưng phồng và làm teo nhỏ các búi trĩ tắc mạch. Thường là các loại thuốc dạng bôi hoặc uống với liều dùng phù hợp được bác sĩ chỉ định kết hợp với việc vệ sinh sinh sạch sẽ khu vực hậu môn để tránh viêm nhiễm.
Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu không sẽ khiến cho bệnh trở nặng hơn và gây phức tạp cho việc điều trị sau này.
Điều trị ngoại khoa
Đối với những trường hợp bệnh trĩ ngoại mạch nặng hay dùng thuốc không hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ngoại khoa, can thiệp phẫu thuật. Người bệnh sẽ được phẫu thuật để loại bỏ hết máu đong (phẫu thuật loại bỏ huyết khối).
Tuy nhiên, cũng có những người bệnh mắc trĩ ngoại tắc mạch và có biến chứng như nhiễm trùng thì cần phải điều trị triệt để tình trạng này trước khi phẫu thuật. Những trường hợp người bệnh cần phải phẫu thuật thì nên đến thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín, đáp ứng đủ điều kiện chuyên môn, phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, ít đau nhưng đem lại hiệu cao.
Hiện phòng khám Đa khoa Quốc Tế Cộng Đồng (193C1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh trĩ hàng đầu tại Hà Nội và đã được Sở Y tế Hà Nội cấp phép hoạt động. Tại Đa khoa Quốc Tế Cộng Đồng đã và đang áp dụng phương pháp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II để phẫu thuật cắt trĩ, được thực hiện bởi các bác sĩ tay nghề vững, kinh nghiệm lâu năm.
Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp HCPT II với nhiều ưu điểm vượt trội:
- Ít đau đớn, không gây tổn thương đến các mô lành.
- Hạn chế chảy máu.
- Người bệnh hồi phục nhanh chóng trong thời gian ngắn, không cần nằm viện.
- Tác động trực tiếp vào búi trĩ nên loại bỏ nhanh mà không gây ảnh hưởng vùng lân cận.
- Vết cắt trĩ nhỏ, không để lại sẹo mất thẩm mỹ sau phẫu thuật.
Cách phòng ngừa tắc mạch trĩ ngoại
Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh trĩ cũng như để trĩ ngoại không tiến triển nặng làm xuất hiện biến chứng trĩ ngoại tắc mạch, mọi người nên thực hiện những việc sau trong sinh hoạt. Có thể kể đến:
- Uống đủ nước 1,5l – 2l trong một ngày.
- Chế độ ăn uống khoa học, điều độ: tránh những thực phẩm cay nóng, nên ăn thêm nhiều rau xanh, củ quả tươi để bổ sung chất xơ, hạn chế táo bón.
- Tránh xa những chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá.
- Tập thể dục thể thao với cường độ nhẹ hoặc các bài tập phù hợp để cải thiện chức năng tiêu hóa và kích thích nhu động ruột.
- Không lao động quá sức, ngồi quá lâu để tránh làm tăng áp lực lên búi trĩ gây tắc mạch trĩ ngoại.
Trên đây là những thông tin cơ bản về trĩ ngoại tắc mạch, hy vọng qua đây bạn sẽ hiểu rõ hơn về biến chứng bệnh trĩ ngoại này. Nếu còn có thắc mắc về vấn đề này có thể liên hệ qua Hotline 0243 9656 999 để được giải đáp chi tiết.