Bệnh trĩ nội độ 1 2: Triệu chứng và cách điều trị dứt điểm
Bệnh trĩ nội độ 1 2 là giai đoạn nhẹ của bệnh trĩ nội, các triệu chứng mới xuất hiện chưa gây quá nhiều khó chịu, đau đớn với người bệnh. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không chữa trị ngay, bệnh sẽ nhanh chóng tiến triển cấp độ 3 4 với triệu chứng nghiêm trọng và nguy cơ biến chứng cao hơn. Vậy đặc điểm bệnh trĩ nội cấp độ 1 2 là gì? trĩ nội độ 1 chữa như thế nào? cùng giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.
Nhận biết triệu chứng bệnh trĩ nội độ 1 2
Bệnh trĩ là sự căng giãn, sưng phồng của các búi tĩnh mạch hậu môn, từ đó hình thành nên các búi trĩ. Nếu búi trĩ nằm phía trên đường lược thì gọi là trĩ nội, nằm ngoài rìa hậu môn thì gọi là trĩ ngoại.
Bệnh trĩ nội độ 1 2 là giai đoạn nhẹ của bệnh trĩ nội, các triệu chứng còn nhẹ nhưng đã có thể nhận biết rõ ràng bằng mắt thường. Một số dấu hiệu bệnh trĩ nội cấp độ 1 2 thường gặp bao gồm:
- Đại tiện ra máu: Là triệu chứng sớm của bệnh trĩ, với mức độ tăng dần theo cấp độ bệnh trĩ. Cụ thể, ở cấp độ 1 lượng máu còn ít, người bệnh chỉ thấy dính trên giấy vệ sinh hoặc trên phân; ở cấp độ 2, máu chảy nhiều hơn do búi trĩ bắt đầu sa xuống, có thể chảy thành giọt nhưng không thường xuyên.
- Sa búi trĩ: ở cấp độ 2, búi trĩ nội bắt đầu sa xuống, người bệnh hoàn toàn có thể phát hiện triệu chứng này bằng mắt hoặc cảm nhận. Tuy nhiên, kích thước búi trĩ không lớn nên có thể tự co lại vào trong ống hậu môn sau khi sa.
- Đau rát hậu môn: Người bệnh có cảm giác đau rát hậu môn, đại tiện khó khăn và khó chịu. Đồng thời, búi trĩ sa tiết dịch nhầy nhiều hơn gây ẩm ướt, ngứa ngáy ở hậu môn.
Bệnh trĩ nội độ 1 2 có nguy hiểm không?
Bệnh trĩ nội độ 1 2, nhất là độ 2 đồng nghĩa với việc triệu chứng đã bắt đầu bùng phát mạnh mẽ. Cụ thể, các triệu chứng trở nên điển hình, rõ ràng và xuất hiện thường xuyên chứ không ngắt quãng như trĩ nội độ 1. Vậy bị bệnh trĩ cấp độ 1 2 có sao không?
Có thể nói, bệnh trĩ nội độ 2 chưa gây ra quá nhiều nguy hiểm, chưa ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày và việc điều trị cũng đơn giản và nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu người bệnh vẫn chủ quan không chữa trị sớm, bệnh sẽ nhanh chóng biến chứng thành trĩ nội độ 3 4.
Ở giai đoạn 3 4, các triệu chứng đã trở nên nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm, sa nghẹt, tắc mạch trĩ…việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn, khó chữa dứt điểm hơn.
Xem chi tiết bài viết:
Bị trĩ nội độ 1 có nguy hiểm không? Cần làm gì để phát hiện từ sớm?
Tìm hiểu cách chữa trĩ nội độ 1 2 hiệu quả hiện nay
Để ngăn ngừa trĩ nội độ 1 2 biến chứng thành trĩ nội độ 3 4, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh khi phát hiện triệu chứng cần nhanh chóng đi thăm khám chuyên khoa để được chỉ định hướng điều trị phù hợp.
Hiện nay, bệnh trĩ nội độ 1 và trĩ nội độ 2 thường được bác sĩ ưu tiên chỉ định điều trị nội khoa để làm teo búi trĩ, đồng thời cải thiện các triệu chứng bệnh. Cụ thể.
Thuốc điều trị trĩ nội độ 2 1
Thuốc Tây y sẽ là chỉ định hiệu quả với người có dấu hiệu trĩ nhẹ. Thuốc Tây y vừa có thể chữa trị tại nhà, không gây đau đớn mà vẫn mang đến hiệu quả ổn định. Có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh trĩ nội, thường theo các dạng thuốc uống, thuốc bôi, kem bôi trĩ, thuốc đặt hậu môn.
Thuốc điều trị toàn thân:
- Thuốc làm bền thành mạch, hỗ trợ cải thiện giãn tĩnh mạch: Daflon 500mg.
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, nhóm thuốc NSAIDs…
- Thuốc chống viêm, chống phù nề vết thương.
- Thuốc nhuận tràng, hỗ trợ đại tiện dễ hơn: Forlax 10g, Sorbitol 5g, Duphalac 10g/ 15ml…
Thuốc điều trị tại chỗ
- Thuốc giảm đau, giảm kích ứng: Thuốc bôi Xylocaine Jelly 2%, nhóm thuốc NSAIDs…
- Thuốc co mạch: Kem bôi kẽm oxit 10%.
- Thuốc chống viêm, chống nhiễm khuẩn: Nhóm thuốc NSAIDs, glucocorticoid, alphachymotrypsin…
Khuyến cáo: Chỉ sử dụng thuốc điều trị khi đã thăm khám và được bác sĩ chuyên khoa kê đơn. Người bệnh không được tự ý mua thuốc không theo đơn điều trị tại nhà vì có thể khiến bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn, dễ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
Cách chữa trị nội độ 1 2 tại nhà
Các cách chữa trĩ nội tại nhà cũng được nhiều người bệnh tìm hiểu áp dụng, không chỉ bởi nguyên liệu dễ tìm, giá thành rẻ mà còn rất lành tính. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian chữa trĩ nội độ 2 độ 1 tại nhà.
- Chữa trĩ nội độ 2 tại nhà bằng nghệ tươi
Trong nghệ tươi có chứa hàm lượng lớn chất curcumin – “thảo dược vàng” có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy, giúp giảm sưng tấy và hỗ trợ làm teo búi trĩ hiệu quả.
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị: 1 củ nghệ tươi
– Rửa sạch nghệ tươi, gọt vỏ, cắt thành từng lát nhỏ sau đó đem giã nát. Dùng miếng vải sạch vắt lấy nước cốt nghệ, sau đó lấy bông tăm chấm nước cốt nghệ và thoa trực tiếp vào búi trĩ.
– Tiến hành chấm từ 3-4 lần/ ngày để giảm cảm giác sưng đau, tấy đỏ ở hậu môn và búi trĩ.
- Cách chữa trĩ nội độ 1 tại nhà bằng lá trầu không
Tinh dầu có trong lá trầu không chứa hoạt chất phenol (betel phenol, chavicol…) có khả năng kháng sinh mạnh mẽ, chống lại các loại trực trùng như E.coli, khuẩn tụ cầu, vi trùng Subtilis…
Ngoài ra, lá trầu không còn hỗ trợ làm mềm thành mạch hậu môn, chống viêm, kháng khuẩn, làm dịu các cơn ngứa ngáy, đau rát ở hậu môn.
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị 20-25 lá trầu không + 20g nhân hạt gấc + 2 quả cau tươi đã bổ miếng + 5 quả bồ kết + 1 thìa cà phê muối tinh.
– Rửa sạch nguyên liệu, sau đó đem đun cùng 2l nước sạch. Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa và đun thêm 15 phút để tinh dầu ngấm ra nước.
– Đem nước hỗn hợp xông hơi hậu môn, khi nước nguội thì có thể dùng để rửa hậu môn.
Bài thuốc được kết hợp 5 cây thuốc dân gian bao gồm cúc tần, lá lốt, ngải cứu, lá sung, nghệ cho công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, chống oxy hóa, làm lành vết thương. Từ đó giúp cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ hiệu quả, nhất là triệu chứng viêm cấp tính ở búi trĩ, làm chậm quá trình phát triển của búi trĩ.
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị cúc tần, ngải cứu, lá lốt, lá sung mỗi loại 300g và 1 củ nghệ tươi.
– Rửa sạch nguyên liệu, nghệ đem thái lát mỏng để tinh dầu trong nghệ dễ ngấm hơn.
– Cho nguyên liệu vào nồi, đun cùng 3 lít nước. Khi nước sôi, đun nhỏ lửa 5-10 phút và tắt beeso.
– Tiến hành xông hơi hậu môn, khi nước còn ấm thì đem lọc sạch bã lá để ngâm rửa hậu môn.
Bệnh trĩ nội độ 2 có cần phẫu thuật không?
Bị trĩ nội độ 1 2 có cần phẫu thuật không? Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, ở cấp độ này chưa cần can thiệp phẫu thuật cắt trĩ. Bởi lúc này búi trĩ mới phát triển, kích thước còn nhỏ nên sẽ ưu tiên việc điều trị tại chỗ bằng thuốc Tây y.
Thông thường, phẫu thuật cắt trĩ được chỉ định với bệnh trĩ cấp độ nặng 3 4 khi búi trĩ đã lớn, gây ra biến chứng vỡ búi trĩ, sa nghẹt, tắc mạch, thậm chí viêm nhiễm hoại tử…Tuy vậy, những trường hợp trĩ nội độ 2 điều trị bằng thuốc không hiệu quả hoặc có khuynh hướng trở nên nghiêm trọng thì các bác sĩ sẽ cân nhắc tiến hành cắt trĩ để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Có nhiều phương pháp cắt trĩ được áp dụng hiện nay, tuy nhiên phương pháp sóng cao tần HCPT II vẫn được các chuyên gia đánh giá cao về cả hiệu quả và độ an toàn. Phương pháp không dùng dao kéo phẫu thuật mà áp dụng nguyên lý xâm lấn tối thiểu của sóng cao tần, định vị và loại bỏ hoàn búi trĩ mà không gây đau đớn, hạn chế tình trạng chảy máu, giảm tối đa nguy cơ tái phát bệnh.
Phương pháp HCPT II hiện đang được áp dụng tiên phong tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, được thực hiện trực tiếp bởi các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành, giàu kinh nghiệm như Tiến sĩ. bác sĩ CK II Trịnh Tùng, PGS. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm…
Xem thêm bài viết:
Trĩ nội độ 2 có nguy hiểm không? Giải pháp chữa bệnh trĩ nhanh và hiệu quả nhất
Bị trĩ nội độ 1 2 phải làm gì để nhanh khỏi bệnh?
Bên cạnh việc điều trị trĩ nội độ 1 2 theo chỉ định bác sĩ, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ chăm sóc khi bị trĩ nội. Các thói quen hàng ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả, tỷ lệ tái phát và biến chứng sau điều trị. Vậy người bệnh bị trĩ nội cấp độ 1 2 cần làm gì để nhanh khỏi bệnh?
- Xây dựng thực đơn tốt cho hệ tiêu hóa: Bổ sung chất xơ, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước. Hạn chế đồ cay nóng, dầu mỡ, đồ ngọt nhân tạo, chất kích thích, đồ uống có cồn.
- Vận động thể thao thường xuyên: Đi bộ, yoga, tập các bài dưỡng sinh.
- Tập thói quen đại tiện tốt: Không ngồi đại tiện quá lâu, tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ cố định, không khiêng vác quá sức.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Chú ý vệ sinh hậu môn bằng nước ấm pha muối loãng hàng ngày để cải thiện tình trạng sưng viêm, nhiễm khuẩn búi trĩ.
Hy vọng rằng qua bài viết, mọi người đã hiểu rõ được về bệnh trĩ nội độ 1 2 để có hướng thăm khám càng sớm càng tốt. Để đặt lịch khám và tư vấn, người bệnh có thể gọi đến số máy 0243.9656.999 để các bác sĩ chuyên khoa có thể hỗ trợ kịp thời nhất.