Trĩ nội ngoại khác nhau thế nào? Cách chữa nào hiệu quả cao?
Trĩ nội ngoại là 2 dạng trĩ phổ biến nhất. Mặc dù có nhiều đặc điểm khác nhau nhưng cả 2 loại trĩ này đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy, nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng của trĩ nội và trĩ ngoại giúp bệnh nhân chủ động có biện pháp hỗ trợ điều trị kịp thời, phù hợp, hiệu quả.
Tìm hiểu bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ hình thành do sự co giãn quá mức của tĩnh mạch quanh hậu môn. Khiến tĩnh mạch ứ đọng máu, sưng phồng, bệnh nhân đau rát, khó chịu. Theo khảo sát, Việt Nam có khoảng 55% dân số mắc bệnh trĩ. Thông qua giải phẫu, bệnh trĩ chia làm 2 loại là trĩ nội ngoại. Trong đó:
- Trĩ nội: Nằm ở tĩnh mạch trong trực tràng. Cấp độ nhẹ có triệu chứng chảy máu nhưng không đau. Khi búi trĩ phát triển to sẽ lòi ra ngoài hậu môn gọi là sa búi trĩ.
- Trĩ ngoại: Nằm ở tĩnh mạch quanh hậu môn. Triệu chứng điển hình là ngứa, sưng, đau rát do máu ứ lại trong búi trĩ, tạo thành cục máu đông.
Bệnh trĩ nói chung, trĩ nội hay trĩ ngoại nói riêng không được hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ dẫn tới biến chứng nguy hiểm. Thậm chí ảnh hưởng trực tiếp nhịp sinh hoạt, đe dọa tính mạng bệnh nhân do nguy cơ ung thư hậu môn – trực tràng.
Đi tìm nguyên nhân trĩ nội và trĩ ngoại
Theo Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng thuộc chuyên khoa II ngoại tiêu hóa, nguyên nhân hình thành trĩ nội ngoại có thể xuất phát từ 4 yếu tố chính:
- Thói quen sinh hoạt không khoa học: Ngồi quá lâu một chỗ, lao động nặng thời gian dài, nhịn đại tiện,… là những thói quen gây ra bệnh trĩ do máu lưu thông đến hậu môn giảm.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Thường xuyên ăn đồ chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, thiếu thực phẩm giàu chất xơ, vitamin,… dẫn tới táo bón, hình thành bệnh trĩ.
- Bệnh đường ruột: Một số bệnh đường ruột như ỉa chảy kéo dài, kiết lỵ, viêm đại tràng,… khiến tĩnh mạch, thành ruột tổn thương, hình thành bệnh trĩ.
- Nguyên nhân khác: Người phụ nữ mang thai, đẻ thường, người cao tuổi,… khiến hệ tiêu hóa kém cũng là tác nhân hình thành và phát triển bệnh trĩ.
Trên đây là các nguyên nhân điển hình của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Nắm rõ từng nguyên nhân cũng là một trong những giải pháp giúp chị em chủ động phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Vị trí hình thành và triệu chứng trĩ nội ngoại
Cả 2 loại trĩ nội ngoại đều xảy ra ở hậu môn nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau. Nắm rõ sự khác nhau để chủ động có giải pháp chữa trị kịp thời, hiệu quả.
Vị trí hình thành trĩ nội và trĩ ngoại
Trong đường ruột, lớp niêm mạc ống hậu môn chia thành 2 phần dọc theo chiều dài đường lược. Tùy thuộc từng vị trí hình thành búi trĩ mà xác định chính xác dạng bệnh trĩ.
Đối với trĩ nội:
- Hình thành trên đường lược, tại bề mặt lớp niêm mạc ống hậu môn
- Búi trĩ không lồi ra ngoài hậu môn mà nằm trong trực tràng. Không thể nhìn thấy, sờ thấy búi trĩ khi bệnh mới khởi phát
- Trĩ nội không hề có dây thần kinh cảm giác
Đối với trĩ ngoại:
- Hình thành dưới đường lược tại biểu mô lát tầng
- Búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn, sờ thấy và nhìn thấy được
- Trĩ ngoại tồn tại dây thần kinh cảm giác
Diễn biến phát triển của bệnh trĩ nội ngoại
Bên cạnh sự khác nhau về vị trí hình thành, bệnh trĩ nội và trĩ ngoại còn có sự khác biệt ở cấp độ phân chia bệnh. Cụ thể:
Đối với trĩ nội:
- Cấp độ 1: Búi trĩ mới hình thành, khó nhận biết. Triệu chứng chính là đại tiện ra máu, đau rát, ngứa hậu môn.
- Cấp độ 2: Búi trĩ đã hình thành và sưng lên, đại tiện khó khăn, đau đớn. Mỗi lần đại tiện búi trĩ lòi ra ngoài rồi tự thụt vào trong được.
- Cấp độ 3: Sa búi trĩ, sau đại tiện phải lấy tay đẩy búi trĩ vào trong. Mỗi lần đại tiện rất đau rát, khó chịu.
- Cấp độ 4: Búi trĩ sưng phồng, mất đàn hồi, dùng tay cũng không thể đẩy búi trĩ vào trong được. Máu chảy nhiều, dịch nhầy tiết nhiều. Hậu môn ẩm ướt, viêm nhiễm, lở loét, thậm chí hoại tử.
Đối với trĩ ngoại:
- Thời kỳ 1: Búi trĩ hình thành, lòi khỏi hậu môn
- Thời kỳ 2: Búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn, búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo
- Thời kỳ 3: Tắc nghẹt búi trĩ, chảy máu, bệnh nhân đau đớn
- Thời kỳ 4: Búi trĩ sưng, viêm, đau đớn, thậm chí nhiễm trùng, ngứa rất khó chịu
Bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại nguy hiểm hơn?
Đối với trĩ nội ngoại, rất nhiều bệnh nhân băn khoăn trĩ nội hay trĩ ngoại nguy hiểm hơn? Có ý kiến cho rằng, trĩ nội nguy hiểm hơn trĩ ngoại vì trĩ nội khó nhận biết hơn, diễn biến phức tạp hơn. Cũng có ý kiến khác, trĩ ngoại nguy hiểm hơn vì dễ viêm nhiễm, búi trĩ tắc nghẹt hơn trĩ nội.
Theo chuyên gia hậu môn – trực tràng, cả trĩ nội và trĩ ngoại đều nguy hiểm như nhau. Không được chữa trị kịp thời, đúng phương pháp thì bệnh nhân đối mặt biến chứng khó lường:
- Ảnh hưởng tâm lý bệnh nhân: Khi mắc bệnh trĩ, bệnh nhân luôn lo lắng, bất an, bồn chồn. Không thể tập trung công việc, sinh hoạt hàng ngày.
- Thiếu máu: Chảy máu hậu môn kéo dài và máu chảy nhiều khiến bệnh nhân thiếu máu, mất máu, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thậm chí ngất xỉu.
- Viêm nhiễm hậu môn: Dịch nhầy ở búi trĩ tiết ra khiến hậu môn luôn ẩm ướt. Vi khuẩn xâm nhập, phát triển gây viêm hậu môn – trực tràng.
- Nguy cơ ung thư trực tràng: Đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm của bệnh trĩ nội lẫn trĩ ngoại. Nếu chủ quan không chữa sớm hoặc chữa sai phương pháp khiến bệnh tái phát lại nhiều lần, hậu môn bị viêm giúp tế bào ung thư hình thành, phát triển.
Như vậy, không thể khẳng định trĩ nội hay trĩ ngoại nặng hơn. Tùy thuộc mức độ bệnh lý sẽ dẫn tới nhiều vấn đề khác nhau. Tốt nhất bệnh nhân cần nắm rõ thông tin về 2 dạng trĩ này để có phương pháp chữa trị và phòng ngừa hiệu quả.
Điều trị bệnh trĩ nội và trĩ ngoại như thế nào?
Đối với trĩ nội ngoại, có rất nhiều cách điều trị khác nhau tùy thuộc mức độ nặng – nhẹ của bệnh. Khi trĩ cấp độ nhẹ, bệnh nhân có thể khắc phục tại nhà. Trường hợp trĩ nặng, xuất hiện biến chứng nên điều trị bằng phương pháp ngoại khoa.
Điều trị bệnh trĩ nội và trĩ ngoại cấp độ nhẹ
Đối với bệnh trĩ nội và trĩ ngoại cấp độ nhẹ, rất nhiều bệnh nhân lựa chọn áp dụng phương pháp chữa trị tại nhà. Các cách chữa tại nhà có thể là bài thuốc dân gian, bài thuốc tây y hoặc thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống không tốt. Cụ thể:
- Sử dụng lá trầu không, lá tía tô,… đun sôi, lấy nước xông hơi hậu môn, ngâm rửa hậu môn.
- Sử dụng các bài thuốc tây y, bài thuốc kháng sinh dạng uống, dạng bôi,… hỗ trợ tăng độ bền thành mạch, cải thiện tuần hoàn máu, giảm ngứa và giảm đau hậu môn,…
- Sử dụng thực phẩm giàu chất xơ, rau củ quả tươi, uống nhiều nước,… Không ăn đồ cay nóng, đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ,…
- Tuyệt đối không ngồi quá lâu một chỗ, đặc biệt dân văn phòng, dân lái xe, thợ may,… nên ngồi 1 tiếng đi lại vận động nhẹ nhàng 1 lần khoảng 5 – 10 phút.
- Không nhịn đại tiện, không ngồi đại tiện quá lâu, không rặn quá mạnh khi đại tiện,…
Khuyến cáo: Giải pháp này chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng, không có tác dụng trị dứt điểm bệnh trĩ nội, trĩ ngoại. Đặc biệt nếu sử dụng thuốc tây y, cần tuân thủ chỉ định bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng thuốc tây y, không ngưng thuốc khi chưa hết liệu trình. Kẻo bệnh mãi không khỏi, còn dẫn tới tác dụng phụ khó lường.
Điều trị trĩ nội ngoại mức độ nặng, có biến chứng
Đối với bệnh trĩ nội hoặc trĩ ngoại mức độ nặng, giải pháp điều trị hiệu quả nhất là áp dụng phương pháp ngoại khoa. Nếu đang ở Hà Nội hoặc các tỉnh thành lân cận thủ đô như Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh,… Người bệnh hãy đến Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (193C1 Bà Triệu – Hai Bà Trưng – Hà Nội). Một đơn vị y tế chuyên khoa hậu môn – trực tràng nhận được nhiều phản hồi, đánh giá tích cực từ bệnh nhân và giới chuyên môn.
Tại đây, sau khi nội soi hậu môn bác sĩ sẽ chỉ định cắt búi trĩ của bệnh nhân bằng thủ thuật ngoại khoa xâm lấn tối thiểu HCPT II kết hợp thuốc đông y và thuốc tây y.
Phương pháp này có cách thực hiện đơn giản và nhanh chóng, nhiều ưu điểm vượt trội so với thủ thuật truyền thống: Hạn chế đau đớn, hạn chế chảy máu, vết thương nhỏ, thời gian hồi phục vết thương nhanh, hạn chế sẹo xấu, hạn chế biến chứng viêm nhiễm trùng,…
Thuốc đông y có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, thải độc gan, nhuận tràng, hạn chế táo bón, bền chắc thành tĩnh mạch hậu môn, tăng cường sức đề kháng,…
Bài viết đã tổng hợp đầy đủ trĩ nội ngoại có những sự khác biệt nào và phương pháp nào hỗ trợ điều trị kịp thời, hiệu quả, dứt điểm. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được chuyên gia hỗ trợ giải đáp miễn phí.