Bệnh trĩ

[Giải đáp] Trĩ nội trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn? 3 cách chữa hiệu quả 

Bệnh trĩ nội trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn là vấn đề được không ít người bệnh thắc mắc. Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại là 2 dạng phổ biến của bệnh trĩ với tỷ lệ người mắc nhiều nhất, việc phân biệt được triệu chứng, mức độ nặng nhẹ sẽ giúp người bệnh sớm có hướng thăm khám và chữa trị kịp thời.

Vậy bệnh trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn? Bị trĩ nội và bị trĩ ngoại phải làm sao dứt điểm? Tất cả sẽ được Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng – Nguyên PGĐ bệnh viện Y học cổ truyền TW giải đáp dưới đây. 

Bệnh trĩ nội trĩ ngoại khác nhau như thế nào? 

Bệnh trĩ nội trĩ ngoại khác nhau như thế nào? 

Để có câu trả lời trĩ nội trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn, người bệnh cần phân biệt được trĩ nội khác trĩ ngoại như thế nào, phân biệt được dấu hiệu, đặc điểm của 2 bệnh lý này. 

Theo Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng, trĩ nội và trĩ ngoại đều xảy ra do sự căng giãn quá mức tại hệ thống tĩnh mạch hậu môn, từ đó hình thành nên các búi trĩ. Cả hai dạng bệnh trĩ này đều gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Để phân biệt triệu được hai bệnh lý này, người bệnh có thể dựa trên những đặc điểm dưới đây. 

Vị trí hình thành của búi trĩ 

 Trong khi búi trĩ nội xuất hiện trong ống hậu môn và chỉ sa ra ngoài khi bước vào cấp độ nặng thì búi trĩ ngoại lại mọc ở rìa hậu môn ngay từ đầu. Cụ thể: 

  • Búi trĩ nội hình thành phía trên đường lược, búi trĩ nằm trong ống hậu môn phía cuối trực tràng nên rất khó để nhận biết ngay từ đầu. 
  • Búi trĩ ngoại mọc ở phía dưới đường lược, ngay tại các nếp gấp hậu môn nên có thể dễ dàng phát hiện khi búi trĩ mới xuất hiện. 

Đặc điểm của búi trĩ nội trĩ ngoại 

Tuy rằng các triệu chứng bệnh trĩ chung là giống nhau nhưng mức độ và đặc điểm triệu chứng lại có sự khác nhau.

  • Búi trĩ nội không chứa dây thần kinh cảm giác nên khi đại tiện khiến búi trĩ cọ xát với phân nhưng không gây khó chịu gì, ở cấp độ nhẹ người bệnh chỉ có thể căn cứ vào tình trạng chảy máu hậu môn để nhận biết. 
  • Búi trĩ ngoại chứa nhiều dây thần kinh cảm giác nên khi đi đại tiện, có sự cọ xát giữa bú   i trĩ với phân hay quần áo sẽ gây đau rát, ngứa ngáy, chảy máu hậu môn.

Nếu vẫn chưa thể phân biệt được đặc điểm của búi trĩ nội trĩ ngoại, người bệnh có thể chia sẻ trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn cụ thể, xác định rõ dạng bệnh trĩ đang mắc phải. 

Diễn biến trĩ nội trĩ ngoại 

Các cấp độ của bệnh trĩ nội

Bên cạnh sự khác nhau về vị trí hình thành, đặc điểm búi trĩ thì trĩ nội trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn còn được phân biệt về diễn biến triệu chứng bệnh. Cụ thể. 

Bệnh trĩ nội được chia thành 4 cấp độ: 

  • Trĩ nội độ 1: Cấp độ nhẹ, búi trĩ mới hình thành và rất khó nhận biết. Dấu hiệu nhận biết chỉ là hiện tượng đi ngoài ra máu, đau tức hậu môn, ngứa rát nhẹ.
  • Trĩ nội độ 2: Búi trĩ lớn dần và sa ra ngoài hậu môn. Búi trĩ bắt đầu sưng to, gây chảy máu, đau rát mỗi khi đại tiện. Búi trĩ sa xuống có thể tự động co vào trong được. 
  • Trĩ nội độ 3: Búi trĩ sa nghiêm trọng, sa thường xuyên xuống hậu môn khiến người bệnh phải dùng tay nhét vào trong. Việc đại tiện trở nên khó khăn, chảy máu hậu môn thành giọt, thành tia như cắt tiết gà. 
  • Trĩ nội độ 4: Giai đoạn nặng nhất, búi trĩ sa thường trực che khít lỗ hậu môn, gây tình trạng sa nghẹt, tắc mạch. Hậu môn chảy máu, tiết dịch nhầy làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, hoại tử, thậm chí tăng nguy cơ hình thành khối u ác tính. 

Bệnh trĩ ngoại cũng chia thành 4 thời kỳ: 

  • Thời kỳ 1: Búi trĩ mới hình thành ngoài rìa hậu môn. 
  • Thời kỳ 2: Búi trĩ lớn dần kèm theo những búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo ngoài hậu môn. 
  • Thời kỳ 3: Búi trĩ tăng sinh kích thước, dễ bị trĩ sa nghẹt gây chảy máu và đau đớn cho người bệnh. 
  • Thời kỳ 4: Búi trĩ bị sưng viêm, chảy máu thành tia, trường hợp nặng kèm theo nhiễm trùng, hoại tử nghiêm trọng. 

Bệnh trĩ nội trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn?

Bệnh trĩ nội khó phát hiện hơn, người bệnh chỉ phát hiện và điều trị khi bệnh đã nghiêm trọng nên đa số người bệnh đều cho rằng, bệnh trĩ nội nguy hiểm hơn bệnh trĩ ngoại. Lý giải về vấn đề trĩ nội trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn, TS. BS Trịnh Tùng cho biết, cả hai dạng bệnh trĩ này đều có mức độ nguy hiểm như nhau. 

Bệnh trĩ nội trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn?

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh đều có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh. Cụ thể: 

  • Gây bệnh thiếu máu mãn tính: Tình trạng chảy máu hậu môn kéo dài khiến cơ thể bị mất lượng máu không nhỏ, nếu để lâu ngày sẽ gây bệnh thiếu máu mãn tính, cơ thể bị mệt mỏi, xanh xao, sút cân, suy nhược, ngất xỉu…
  • Gây tắc mạch trĩ: Biến chứng này vô cùng nguy hiểm, xuất hiện khi các cục máu đông tại mạch trĩ vỡ ra, gây chảy máu vón cục, gây đau nhức dữ dội ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 
  • Gây nhiễm khuẩn: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn gây chảy dịch, chảy máu, lại thường xuyên tiếp xúc với phân, chất bẩn rất dễ bị nhiễm khuẩn, dẫn tới hàng loạt những biến chứng như viêm nhiễm, viêm nhú hậu môn, viêm khe, hoại tử hậu môn…
  • Áp xe hậu môn: tình trạng nhiễm khuẩn kéo dài gây sưng viêm và hình thành các ổ áp xe hậu môn. Nếu không xử lý kịp thời, từ các ổ áp xe sẽ hình thành đường rò, lỗ rò, chảy mủ hôi thối – một bệnh lý khó điều trị và dễ tái phát. 
  • Biến chứng ung thư hậu môn trực tràng: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ, khi các khối u ác tính được hình thành có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. 

Như vậy, bệnh trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn thì câu trả lời là đều nguy hiểm như nhau, tuy nhiên trĩ nội sẽ khó phát hiện hơn trĩ ngoại nên người bệnh cần hết sức lưu ý. Nếu xuất hiện tình trạng đau tức hậu môn thường xuyên, đại tiện ra máu kéo dài thì cần nhanh chóng đi thăm khám, loại trừ nguy cơ bệnh lý và có hướng khắc phục kịp thời nhất. 

Tìm hiểu cách chữa trĩ nội trĩ ngoại hiệu quả dứt điểm hiện nay 

Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng cũng nhấn mạnh, trĩ nội trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn, quan trọng nhất người bệnh vẫn cần chú ý triệu chứng và phát hiện sớm, điều trị ngay từ đầu sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng. Mỗi dạng bệnh trĩ, vị trí hình thành búi trĩ, mức độ bệnh sẽ có cách chữa khác nhau. Căn cứ vào kết quả thăm khám mà bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể. 

Thông thường, với bệnh trĩ độ 1 và độ 2 sẽ được chỉ định điều trị nội khoa kết hợp biện pháp cải thiện tại nhà đến khi búi trĩ co lại hoàn toàn. Các loại thuốc chữa bệnh trĩ được chỉ định thường là thuốc bôi trĩ dạng gel, thuốc đặt, thuốc mỡ, thuốc kháng sinh…Thuốc chỉ an toàn và hiệu quả khi có chỉ định từ bác sĩ, người bệnh tuyệt đối không tự mua thuốc trên mạng điều trị tại nhà, tránh xảy ra tác dụng phụ không mong muốn. 

Trường hợp bệnh trĩ độ 3, độ 4 nếu chỉ dùng thuốc sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn. Lúc này, bác sĩ cần thiết phải can thiệp ngoại khoa cắt trĩ kết hợp thuốc chuyên khoa để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất. 

Hiện nay, tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng đã tiến hành điều trị dứt điểm bệnh trĩ với 3 phương pháp hiện đại nhất hiện nay: 

Cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT II

Cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT II

Không can thiệp dao kéo phẫu thuật, kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II với vết cắt siêu mảnh giúp hạn chế đau đớn, ít gây chảy máu và không để lại sẹo xấu. Hiệu quả loại bỏ búi trĩ lên đến 99%, tận chân búi trĩ, từ đó ngăn ngừa tối đa nguy cơ búi trĩ mọc trở lại. Thời gian phẫu thuật trĩ chỉ khoảng 30 phút, người bệnh có thể ra về luôn trong ngày giúp tiết kiệm thời gian và công sức.

Phẫu thuật khâu treo triệt mạch trĩ THD 

Phương pháp khâu treo triệt mạch trĩ THD dựa trên sự chỉ dẫn của siêu âm Doppler, tiến hành xác định vị trí động mạch nuôi búi trĩ, sau đó tiến hành khâu thắt động mạch lại trên đường lược. 

Ưu điểm của phương pháp THD bao gồm:

  • Điều trị không xâm lấn, không cắt trực tiếp nên không gây ra cảm giác đau, hạn chế nguy cơ biến chứng. 
  • Kỹ thuật không xâm lấn nên giúp bảo tồn đệm hậu môn và tổ chức cơ vòng hậu môn, bảo vệ chức năng hậu môn. 
  • Thời gian hồi phục nhanh, có thể ra về trong ngày mà không cần nằm viện. 

Phương pháp PPH II 

Phương pháp PPH II trong chữa trị bệnh trĩ

Đây là phương pháp cải tiến của phương pháp cổ điển Longo. Phương pháp cho phép cắt bỏ vòng niêm mạc trĩ phía trên đường lược, sau đó tiến hành khâu nối tự động. Theo đó, nguồn mạch máu chính nuôi búi trĩ sẽ được ngăn chặn, niêm mạc trực tràng bị sa sẽ được kéo lên cho hiệu quả điều trị sa búi trĩ rất tốt. 

Ưu điểm phương pháp PPH II:

  • Ít gây đau đớn và chảy máu. 
  • Diện tích vết cắt nhỏ, không để lại sẹo, bảo tồn và định hình ống hậu môn. 
  • Thời gian thực hiện và hồi phục nhanh, chỉ mất khoảng 1 ngày theo dõi sau đó có thể ra về luôn. 

Như vậy, bài viết đã giải đáp chi tiết trĩ nội trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn để giúp người bệnh hiểu rõ và có hướng thăm khám, chữa bệnh sớm nhất. Để đặt lịch khám bệnh trĩ, người bệnh có thể liên hệ ngay tổng đài 0243.9656.999 để được hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí.