Bệnh trĩ

5 Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại mà người bệnh có thể không biết 

Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại là cơ sở để người bệnh và bác sĩ thực hiện điều trị cho bạn xác định được mức độ bệnh lý đang mắc phải. Trĩ ngoại là bệnh lý không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Mọi người thường gọi đây là bệnh lòi dom bởi các tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng bị ma sát, kích thích mạnh hoặc bị cản trở, làm mạch máu không thể lưu thông và tạo thành búi trĩ. Bài viết này sẽ cung cấp các dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại và thông tin quan trọng khác về loại bệnh lý này.   

Khái quát chung về bệnh trĩ ngoại

Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại là gì? Muốn xác định chính xác bệnh trĩ ngoại có biểu hiện gì, người bệnh nên hiểu và phân biệt được bệnh trĩ ngoại và trĩ nội. Mặc dù vị trí phát bệnh của chúng hoàn toàn khác nhau nhưng nhiều người vẫn bị nhầm lẫn do ở giai đoạn trở nặng, các biểu hiện nhận biết của cả hai khá tương đồng với nhau. 

Bệnh trĩ ngoại là gì

Trĩ ngoại là tình trạng tĩnh mạch ở dưới đường lược vùng hậu môn trực tràng bị phình giãn ra, gây ra tình trạng ứ huyết và xuất hiện các búi trĩ ở bên ngoài hậu môn. Trái ngược lại trĩ ngoại, trĩ nội khó nhận biết hơn do búi trĩ xuất hiện ở trong hậu môn những giai đoạn đầu nên việc nhận biết diện bệnh đối với bệnh nhân mắc trĩ nội là rất khó khăn. 

Trĩ ngoại cũng được chia thành 4 giai đoạn chuyển bệnh chính: 

Giai đoạn 1: Các tĩnh mạch vùng hậu môn phình giãn và hình thành nên búi trĩ. Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức vùng dưới và đôi lúc phát hiện máu dính trên giấy vệ sinh hoặc trong phân khi đi đại tiện. 

Giai đoạn 2: Mỗi khi đi ngoài, các búi trĩ sẽ xuất hiện ra ngoài nhưng nó có thể tự co lại khá nhanh chóng sau khi kết thúc. Tệ hơn thì người bệnh dùng tay để đẩy vào bên trong. Các dấu hiệu đau nhức hay mệt mỏi chỉ xuất hiện khi đang đi đại tiện và sau đó 10-15 phút là biến mất. 

Giai đoạn 3: Kích thước của búi trĩ đã đạt đến một mức nhất định, các cơ cũng bắt đầu yếu dần, không đủ lực để phát triển và nâng nó lên nữa. Lúc này, các búi trĩ sẽ sa xuống bất kể khi bạn vận động mạnh hoặc răn khi đi đại tiện. 

Giai đoạn 4: Búi trĩ sa xuống ngay cả khi vận động nhẹ nhàng, các búi trĩ ngoại bây giờ không thể tự co vào hay dùng tay đẩy vào nữa.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ngoại 

Các bữa ăn ít chất xơ, thiếu rau xanh

Sau khi gửi đến người đọc những thông tin khái quát nhất về bệnh trĩ, bài viết biểu hiện của bệnh trĩ ngoại sẽ điểm lại một số nguyên nhân gây nên loại bệnh lý này. Cụ thể, 

Thói quen sinh hoạt không khoa học: Công việc văn phòng hay bất kì công việc nào khiến bạn phải ngồi nhiều, ít đi lại, ít vận động chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trĩ ngoại. 

Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng: Các bữa ăn ít chất xơ, thiếu rau xanh, khoáng chất nhưng lại dùng quá nhiều đồ uống có chứa chất kích thích, đồ ăn nhanh sẽ khiến cho việc tiêu hóa của bạn gặp nhiều khó khăn, táo bón lâu ngày sẽ dẫn đến mắc bệnh trĩ. 

Rối loạn tiêu hóa, táo bón: Người bệnh mắc trĩ ngoại đa phần xuất phát từ việc táo bón kéo dài. Khi hệ tiêu hóa của bạn gặp nhiều khó khăn trong việc đào thải chất bẩn trong cơ thể ra môi trường ngoài nên mỗi khi đi đại tiện, bạn phải dùng một lực để rặn đẩy phân, vô tình làm tăng áp lực lên tĩnh mạch và hình thành nên búi trĩ. 

Xem thêm bài viết:

Bị trĩ ngoại có đau không, 5 lưu ý sau khi cắt trĩ [Giải đáp]

Các biểu hiện nhận biết của bệnh trĩ ngoại 

Sau khi sơ lược vài nét cơ bản của bệnh lý, bài viết sẽ bắt đầu đi sâu vào phân tích các biểu hiện của bệnh trĩ ngoại dưới đây. Về cơ bản, trĩ ngoại giai đoạn đầu cũng chưa có các dấu hiệu nhận biết quá rõ ràng, người bệnh phải thực sự để ý mới phát hiện ra. Và khi bệnh biến chứng nặng hơn thì các dấu hiệu mới xuất hiện rõ rệt. 

Đi ngoài ra máu 

Đi ngoài ra máu 

Đây là biểu hiện bệnh lý đầu tiên mà những bệnh nhân bị trĩ gặp phải. Ban đầu sẽ chỉ xuất hiện một vài giọt lẫn trong phân hoặc trên giấy vệ sinh nhưng khi bệnh đã biến chứng nặng hơn, máu lúc này chảy thành tia, thành giọt. 

Tình trạng này xảy ra liên tục sẽ dẫn đến thiếu máu trầm trắng, da vàng, nhợt nhạt và chóng mặt mỗi khi đi lên ngồi xuống. 

Sa búi trĩ 

Ngay những ngày đầu mắc bệnh trĩ ngoại, người bệnh đã thấy xuất hiện búi trĩ nằm ngay ở cửa hậu môn. Các y bác sĩ thường dựa vào vị trí búi trĩ phát triển và kích thước của nó để xác định mức độ sa bệnh lý nặng hoặc nhẹ. 

Đau rát hậu môn 

Việc xuất hiện các búi trĩ ở vùng dưới sẽ khiến việc đi ngoài trở nên khó khăn hơn. Bệnh sẽ có cảm giác đau rát, khó chịu kèm thêm một chút nóng ran ở vùng dưới. Giai đoạn đầu, số lần đau nhức khó chịu diễn ra với tần suất rất ít nhưng khi bệnh biến chứng nặng thì bạn sẽ cảm tưởng như nó không hề giảm. 

Tắc mạch trĩ ngoại 

Tắc mạch trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ chứa các cục máu đông. Lúc này, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhức hơn so với búi trĩ ngoại thông thường. Người bệnh cũng không dám ngồi bình thường mà chỉ ngồi bằng một bên mông.  

Nứt kẽ hậu môn

Trĩ ngoại kéo dài, không có phương pháp chữa trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng nứt kẽ hậu môn. Bệnh nhân đi đại tiện sẽ cảm nhận sự đau nhức, rát buốt rõ ràng. 

Phương pháp chữa trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả 

Dựa vào các biểu hiện của bệnh trĩ ngoại, nguyên nhân gây bệnh, bài viết sẽ tiếp tục đề xuất phương pháp chữa bệnh, cơ sở y tế mà người bệnh có thể tham khảo để định hướng cách điều trị bệnh kịp thời, tối thiểu mọi chi phí và thời gian chữa trị. 

Cách chữa trĩ ngoại hiệu quả tốt nhất hiện nay

Về phương pháp chữa trị: Phẫu thuật HCPT II, Khâu treo triệt mạch THD và PPH II là 3 phương pháp được sử dụng để cắt bỏ búi trĩ ngoại phổ biến tại các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa. Mỗi phương pháp có một tác dụng riêng biệt. Chẳng hạn như, thiết bị phẫu thuật HCPT II sẽ hạn chế chảy máu, tác động trực tiếp đến búi trĩ và loại bỏ nhanh chóng, không ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh. Phương pháp khâu treo và triệt mạch trĩ THD dùng để thắt mạch máu chính, lúc này lượng máu dồn về búi trĩ sẽ giảm đi và búi trĩ sẽ tự co lên. Tuy nhiên, thiết bị hỗ trợ thắt mạch chính còn các mạch phụ vẫn hoạt động nên không gây ra tình trạng hoại tử. Tương tự, phương pháp PPH I được mường tượng là bác sĩ sẽ không sử dụng đến dao mổ mà dùng máy kẹp PPH để cắt búi trĩ ra khỏi đường lược. 

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng là cơ sở y tế chuyên khám – chữa trị bệnh trĩ hiệu quả hàng đầu địa bàn Hà Nội. Ngoài ra, đơn vị hiện cũng đang sở hữu và áp dụng các hệ thống thiết bị đó vào dịch vụ y tế của mình. Khi bạn đến khám, bác sĩ sẽ phải khám tổng quan một lần để xác định mức độ bệnh lý bạn đang phải đối mặt rồi mới chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp. 

Trên đây là thông tin về vấn đề “Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại” mà chúng tôi muốn gửi đến người đọc. Mọi thắc mắc bạn có thể liên lạc qua số điện thoại 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.