Bệnh trĩ

[Giải đáp] Bị trĩ ngoại có đau không, 5 lưu ý sau khi cắt trĩ

Bệnh trĩ ngoại có đau không là thắc mắc của hầu hết người mắc bệnh trĩ hiện nay. Trĩ ngoại có thể dễ dàng nhận biết do búi trĩ hình thành bên ngoài hậu môn. Tuy nhiên, không ít người bệnh vẫn chủ quan không điều trị khi có triệu chứng, điều này khiến bệnh trở nặng và có nguy cơ biến chứng cao. Do vậy, việc nắm rõ triệu chứng bệnh trĩ ngoại sẽ giúp quá trình điều trị bệnh thuận lợi hơn hiệu quả cao hơn.

Tìm hiểu bệnh trĩ ngoại có đau không? 

Trĩ ngoại là một dạng bệnh trĩ với tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng nhưng không phải ai cũng có thể nhận biết được triệu chứng trĩ ngoại, bệnh trĩ ngoại có đau không, dẫn đến việc chậm trễ điều trị và tăng nguy cơ biến chứng.

Tìm hiểu bệnh trĩ ngoại có đau không? 

Theo các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, bệnh trĩ ngoại xuất hiện do tĩnh mạch hậu môn bị căng giãn quá mức, phình to và hình thành búi trĩ phía dưới đường lược. 

Thời gian đầu mắc bệnh, búi trĩ xuất hiện bên ngoài rìa hậu môn. Do bề mặt búi trĩ ngoại là lớp biểu mô lát tầng, chứa dây thần kinh cảm giác nên sẽ gây đau đớn ngay từ đầu. 

Cảm giác đau đớn tăng lên theo sự phát triển của búi trĩ, đặc biệt xuất hiện cao điểm khi và sau khi đi đại tiện, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người bệnh. Khi búi trĩ kích thước to ra, tạo nên huyết khối gây chèn ép mạch máu dẫn đến tình trạng đau nhức dữ dội, có thể kéo dài cả ngày, ngay cả khi ngồi, đứng hoặc nghỉ ngơi. 

Như vậy, bệnh trĩ ngoại có đau không thì bác sĩ chuyên khoa cho biết là Có. Cảm giác đau sẽ xuất hiện ngay từ khi hình thành búi trĩ ngoại, đồng thời xuất hiện kèm theo nhiều triệu chứng bệnh trĩ ngoại khác. 

Xem thêm bài viết:

Bệnh trĩ ngoại ở trẻ em có nguy hiểm không?

Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại qua từng giai đoạn cần biết

Bị trĩ ngoại có đau không? Bên cạnh triệu chứng đau hậu môn, người bệnh cũng có thể dựa vào một số triệu chứng điển hình dưới đây để nhận biết bệnh. 

  • Trĩ ngoại giai đoạn 1: Búi trĩ hình thành bên ngoài hậu môn, kích thước chỉ bằng hạt đậu gây cộm vướng, đau rát nhẹ ở hậu môn. 
  • Trĩ ngoại giai đoạn 2: Búi trĩ phát triển to hơn, bắt đầu lòi ra ngoài đi kèm các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo. Lúc này, búi trĩ ngoại do ma sát với phân, quần áo hay do thường xuyên bị táo bón dẫn đến chảy máu, đau rát và khó chịu ở hậu môn. 
  • Trĩ ngoại giai đoạn 3: Búi trĩ phát triển lớn hơn, gây đau đớn, tình trạng đại tiện ra máu tươi tăng mạnh. Búi trĩ lòi ra ngoài, gây sa nghẹt, tắc mạch hậu môn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày, nhất là khi đi đại tiện. 
  • Trĩ ngoại giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nặng nhất và nguy hiểm nhất của bệnh trĩ ngoại. Búi trĩ che khít lỗ hậu môn, chảy dịch gây viêm nhiễm, sưng đau hậu môn. Bước vào giai đoạn này, việc phẫu thuật cắt trĩ là bắt buộc để điều trị bệnh, ngăn ngừa biến chứng không mong muốn. 

Bệnh trĩ ngoại nói riêng và bệnh trĩ nói chung cần sớm được phát hiện và điều trị dứt điểm từ đầu. Điều trị càng sớm, khả năng chữa khỏi càng cao, ít tốn kém chi phí hơn, ít gây biến chứng hơn. Ngược lại, nếu chủ quan không điều trị sớm, tự ý dùng thuốc không theo đơn dễ gây biến chứng, lúc này việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn, lâu hồi phục hơn và tốn kém chi phí hơn. 

Tìm hiểu thêm: Cắt trĩ ngoại có đau không? 

Cắt trĩ ngoại có đau không? 

Bên cạnh thắc mắc bệnh trĩ ngoại có đau không, rất nhiều người bệnh cũng băn khoăn không biết phẫu thuật cắt trĩ ngoại có gây đau không. Phẫu thuật cắt trĩ thường được chỉ định với trường hợp trĩ ngoại giai đoạn 3,4, hoặc trĩ ngoại độ 2 kích thước lớn, điều trị nội khoa không hiệu quả. 

Hiện nay có nhiều phương pháp cắt trĩ ngoại, tuy nhiên để hạn chế đau đớn, biến chứng đồng thời tăng hiệu quả điều trị, ngăn ngừa tái phát, người bệnh nên lựa chọn các phương pháp cắt trĩ tiên tiến, ít xâm lấn. Đồng thời, lựa chọn địa chỉ chuyên khoa Hậu môn trực tràng uy tín, có tên tuổi, đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm để hạn chế đau đớn, tổn thương.

Hiện nay, tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng đang áp dụng hai phương pháp cắt trĩ ngoại tiên tiến nhất là sóng cao tần HCPT II và khâu treo triệt mạch trĩ THD. 

  • Cắt trĩ ngoại bằng sóng cao tần HCPT II

Phẫu thuật cắt trĩ ít xâm lấn, vết cắt trĩ nhỏ nên giúp hạn chế tối đa cảm giác đau đớn, thậm chí người bệnh không có cảm giác đau. Hiệu quả điều trị lên đến 99%, không để lại sẹo đồng thời bảo tồn chức năng hậu môn. Thời gian thực hiện cắt trĩ chỉ từ 20-30 phút và không cần nằm lại viện, giúp người bệnh tiết kiệm thời gian & công sức. 

  • Khâu treo triệt mạch trĩ THD

Dưới sự hướng dẫn siêu âm Doppler xác định được vị trí động mạch nuôi búi trĩ và thắt chúng lại, ngừng nguồn máu nuôi búi trĩ, chúng dần teo nhỏ lại, kèm theo đó tổ chức liên kết đệm trĩ được phục hồi. 

Phương pháp này không cắt trực tiếp búi trĩ, không xâm lấn nên giúp người bệnh hạn chế tối đa đau đớn, biến chứng. Tổ chức đệm hậu môn được phục hồi và bảo tồn, theo đó chức năng hậu môn cũng không bị ảnh hưởng. Phương pháp này đang được áp dụng thay thế phương pháp mổ Longo tại các nước châu Âu hiện nay.

Bên cạnh đó, cắt trĩ ngoại có đau không còn tùy thuộc vào tay nghề bác sĩ thực hiện. Tuy nhiên, người bệnh có thể an tâm, tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng quá trình cắt trĩ ngoại sẽ do trực tiếp đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn kinh nghiệm, là những chuyên gia đầu ngành như Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng, PGS. TS Nguyễn Mạnh Nhâm thực hiện. Theo đó, vết cắt trĩ được đảm bảo an toàn, thẩm mỹ, hạn chế tổn thương, hạn chế đau đớn tối đa. 

Lưu ý giúp giảm đau do trĩ ngoại hiệu quả

Lưu ý giúp giảm đau do trĩ ngoại hiệu quả

Bệnh trĩ ngoại có đau không? Ở giai đoạn đầu, trĩ ngoại mới gây cảm giác đau rát nhẹ nhưng sẽ có khuynh hướng tăng dần theo thời gian. Do vậy, khuyến cáo người bệnh khi phát hiện triệu chứng trĩ ngoại cần sớm đi khám và có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau dưới đây: 

  • Chườm đá hoặc ngâm nước mát: Giúp giảm triệu chứng sưng nề, đau rát, viêm đỏ. Đồng thời, nhiệt độ thấp còn giúp sát trùng vùng da tổn thương, hạn chế viêm nhiễm. 
  • Dùng nha đam: Sử dụng nha đam thoa lên hậu môn giúp giảm cảm giác sưng nóng, đẩy lùi cơn đau nhanh chóng và thúc đẩy vết thương mau lành hơn. 
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Bổ sung nhiều chất xơ từ hoa quả, rau củ tươi, nước, sữa chua…
  • Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học: Tạo thói quen đại tiện cố định một khung giờ, không nhịn đại tiện, mặc quần áo khô thoáng chất liệu thoáng mềm; không nên ngồi hay đứng một chỗ quá lâu,…

Trên đây là giải đáp bệnh trĩ ngoại có đau không và gợi ý cách chữa trĩ ngoại hiệu quả. Mọi thông tin cần giải đáp, tư vấn giải đáp, người bệnh có thể gọi số máy ngay bây giờ 0243.9656.999, các bác sĩ luôn sẵn sàng hỗ trợ sớm nhất cho người bệnh.