Bệnh trĩ

Bệnh trĩ ngoại ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trĩ ngoại ở trẻ em không phải là căn bệnh phổ biến nhưng lại dễ xảy ra đối với những trẻ đang bị táo bón một thời gian dài. Nếu như để tình trạng này kéo dài mà không có phương pháp can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sự phát triển trong tương lai của trẻ nhỏ. Bài viết sau sẽ giúp các bậc phụ huynh đang có con nhỏ trong độ tuổi nhạy cảm trang bị những kiến thức cần thiết nhất trong quá trình phòng ngừa và điều trị căn bệnh trĩ nhanh chóng, hiệu quả.

Trĩ ngoại ở trẻ em là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Trĩ ngoại ở trẻ em là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Trên thực tế, tỷ lệ mắc bệnh trĩ ngoại ở trẻ em đang tăng cao nên đây có thể gây ra nhiều hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là sự thờ ơ không phát hiện kịp thời từ phụ huynh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy cần làm gì để nhận ra mầm bệnh từ sớm? 

Bệnh trĩ ngoại là tình trạng sưng phồng tĩnh mạch ở rìa hậu môn của người bệnh, quá trình này tích tụ trong một thời gian dài sẽ gây ra sự hình thành búi trĩ. Thông thường, trĩ có liên quan mật thiết tới hệ thống mạch máu bao gồm tiểu động mạch, tĩnh mạch, cơ trơn và mô liên kết tại ống hậu môn.

Nếu như ở người lớn tuổi hoặc những người táo bón mãn tính, các mô sợi đàn hồi nâng đỡ đám rối tĩnh mạch suy yếu dần khiến cho búi trĩ hình thành. Tuy nhiên, tình trạng xảy ra bệnh trĩ ở trẻ em lại diễn ra nhanh chóng và có thể dẫn đến hiểu lầm nếu không biết nhận diện đúng

Hình ảnh trĩ ngoại ở trẻ em như thế nào? Do búi trĩ ngoại trong thời gian đầu xuất hiện thường dễ bị nhầm lẫn với các chứng bệnh rối loạn tiêu hóa thông thường. Chính vì vậy đòi hỏi phụ huynh nên chủ động quan sát qua các biểu hiện khác thường của cơ thể con trẻ. Cần quan tâm con nhiều hơn khi bé kêu đau nhiều ở hậu môn để đưa con đi khám nhanh chóng, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại ở trẻ em

Có rất nhiều cảnh báo trĩ ngoại ở trẻ em mà cha mẹ cần nắm vững để có thể phát hiện ra bất thường ở cơ thể của con kịp thời. Dưới đây là những triệu chứng quan trọng cần nắm rõ để có được ứng biến kịp thời, tránh để lâu mà gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe của con:

  • Trẻ thường xuyên bị táo bón và hay thải ra phân vón cục, từ đó tăng dần áp lực lên cho hậu môn
  • Trẻ luôn kêu đau mỗi lần đi vệ sinh, đặc biệt lưu ý mỗi lần đi đại tiện hoặc thấy lau hậu môn cho con thấy có xuất huyết
  • Con thường xuyên đi vệ sinh lâu và hay nhăn nhó khó chịu, không thể thải phân như bình thường
  • Hậu môn của con thường xuyên nóng đỏ, ẩm ướt, thậm chí là sưng đau bất thường. Tình trạng này kéo dài mà không được cải thiện có thể gây ra bệnh trĩ ngoại.

Vì sao xuất hiện bệnh trĩ ngoại ở trẻ em? Điểm mặt những nguyên nhân không ngờ!

Trẻ lười uống nước hoặc lười ăn rau

Vậy đâu là lý do mà trĩ ngoại ở trẻ em xuất hiện? Nhiều cha mẹ với tâm lý nghĩ rằng con sẽ không gặp vấn đề gì nên nếu nghe tin xuất hiện trĩ ngoại ở trẻ thì cảm thấy rất lạ lẫm.

Có lẽ nhiều người sẽ tâm niệm bệnh trĩ chỉ xảy ra ở người lớn, trẻ con là đối tượng nhỏ tuổi nên có thể sẽ không có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, với đối tượng từ 3 tuổi trở lên là bắt đầu có nguy cơ bị trĩ, không phân biệt là người lớn hay trẻ em.

Thường những người hay gặp vấn đề về tiêu hóa sẽ dễ bị bệnh trĩ nhất. Do vậy, những đối tượng trẻ con hay gặp vấn đề về đường ăn uống, lười ăn hoặc ăn quá nhiều đồ không tốt cho sức khỏe, hay ngồi lâu khi đại tiện, lười uống nước hoặc lười ăn rau,… sẽ có nguy cơ bị trĩ cao hơn những em bé khác.

Cho nên, nếu thấy bé bị lòi thịt ở hậu môn, sờ vào thấy cục u cứng, sẫm màu, bé hay quấy khóc và kêu đau khi đêm xuống,… cha mẹ nên chú ý đưa con đi khám để được bác sĩ chỉ định điều trị bằng phương pháp phù hợp nhất.

Xem thêm bài viết:

Trĩ ngoại độ 3 – Biểu hiện bệnh lý và các cách chữa trị bệnh 

Biến chứng khi bị trĩ ngoại ở trẻ em

Biến chứng khi bị trĩ ngoại ở trẻ em

Trĩ ngoại ở trẻ em sẽ không gây ra hậu quả nghiêm trọng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như là:

  • Thiếu máu do xuất huyết búi trĩ: Trong khi bị trĩ ngoại nhẹ, máu có thể xuất hiện lẫn trong phân hoặc giấy chùi với số lượng không nhiều. Tuy nhiên theo thời gian mà không được điều trị, trẻ em bị trĩ ngoại có thể chảy máu dạng giọt hoặc dạng tia trong quá trình đi đại tiện, điều này gây ra mất máu một lượng rất lớn
  • Sa nghẹt búi trĩ: Búi trĩ phát triển quá to có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn, sa trĩ tắc mạch, đau nhức dữ dội ở hậu môn.
  • Búi trĩ bị nhiễm khuẩn: Nếu để bệnh trĩ ngoại tiến triển sang cấp độ nặng, sẽ khiến trẻ cảm thấy đau rát mỗi khi hoạt động và gây chảy dịch hậu môn thường xuyên, có thể làm cho hậu môn bị nhiễm khuẩn gây bệnh.

Cách điều trị bệnh trĩ ngoại ở trẻ em an toàn, hiệu quả

Để có thể khắc phục nhanh chóng những tình trạng trĩ ngoại ở trẻ em mà không ảnh hưởng tới sức khỏe của bé, phụ huynh nên ưu tiên các giải pháp an toàn và lành tính. Ngoài ra, có thể tham khảo ý kiến từ các chuyên gia để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Thông thường, tùy theo từng tình trạng cụ thể mà sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Một số cách áp dụng điều trị bệnh trĩ ngoại ở trẻ theo các hướng khác nhau mà cha mẹ cần tham khảo, bao gồm:

Chữa bệnh trĩ ngoại bằng mẹo dân gian

Chữa bệnh trĩ ngoại bằng mẹo dân gian

Nếu con bị trĩ ngoại ngay giai đoạn đầu, cha mẹ có thể tham khảo một số mẹo dân gian chữa bệnh trĩ để đảm bảo yếu tố lành tính và dễ áp dụng cho con trẻ. Nên ưu tiên dùng các thảo dược tự nhiên như nước muối sạch, phèn chua, rau diếp cá hoặc nha đam để tăng tính sát khuẩn ở hậu môn, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả.

Áp dụng phương pháp điều trị trên đúng cách sẽ hỗ trợ tối đa tốc độ phục hồi vùng hậu môn, giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở hậu môn cho trẻ và tăng hiệu quả chữa bệnh tốt hơn.

Điều trị bệnh trĩ ngoại ở trẻ bằng thuốc Tây y

Những trẻ đang mắc bệnh trĩ ở giai đoạn nặng hơn hoặc mong muốn khắc phục nhanh chóng các biểu hiện đau nhiều do trĩ ở vùng hậu môn, cha mẹ có thể tham khảo các phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại bằng thuốc Tây.

Những loại thuốc chữa trĩ dùng cho trẻ nhỏ cần được chỉ định bởi các bác sĩ chuyên khoa để hạn chế tối đa tác dụng phụ và những ảnh hưởng không tốt cho trẻ về lâu dài. Vì vậy, cần đi khám từ sớm để có tư vấn điều trị nằm ở yếu tố này.

Mong rằng với những thông tin chia sẻ trên đây về bệnh trĩ ngoại ở trẻ em, cha mẹ có thể nhận biết được các dấu hiệu bất thường của bệnh, đồng thời có cách phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả nhất cho con em mình!