Chăm sóc sau mổ rò hậu môn như thế nào mới nhanh khỏi?
Chăm sóc sau mổ rò hậu môn là một khâu quan trọng để bệnh nhân sớm ngày hồi phục và trở lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường. Ngoài việc chăm sóc cho vết thương nhanh lành, bệnh nhân cũng cần biết làm cách nào để phòng tránh rò hậu môn tái phát.
Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, các chuyên gia từ phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cần thiết về vấn đề chăm sóc bệnh nhân sau mổ rò hậu môn.
Lưu ý khi chăm sóc sau mổ rò hậu môn để bệnh nhân mau hồi phục?
Để việc chăm sóc sau mổ rò hậu môn giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, dưới đây là những điều kiện tiên quyết mà người bệnh cần lưu ý thực hiện:
- Bệnh nhân nên lựa chọn địa chỉ tiến hành phẫu thuật uy tín, nơi áp dụng phương pháp mổ rò hậu môn tiên tiến bằng công nghệ hiện đại để đảm bảo an toàn, rút ngắn thời gian điều trị và hạn chế tái phát.
- Sau khi mới phẫu thuật, bệnh nhân cần chú ý vệ sinh hậu môn sạch sẽ, đúng cách và chăm sóc vết mổ theo đúng hướng dẫn của các y bác sĩ.
- Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau nếu được chỉ định và tuân thủ hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. Trong trường hợp vết mổ bị đau hoặc chảy nhiều máu, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
- Người bệnh nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi sau phẫu thuật, không bê vác vật nặng hoặc tập thể dục thể thao quá sức. Bạn nên ngồi trên đệm mềm và chú ý thay đệm gạc thường xuyên để hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Sử dụng các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu như cháo, súp trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Đồng thời, hạn chế ăn các loại thực phẩm gây kích thích đường ruột, hậu môn như các món mặn, chiên xào hoặc đồ có cồn, chất kích thích sẽ khiến vết mổ lâu lành.
- Bệnh nhân cần tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra vết mổ, góp phần tầm soát nguy cơ xảy ra biến chứng hoặc tái phát.
Xem thêm bài viết:
Hình ảnh bệnh rò hậu môn và những thông tin bạn cần biết về bệnh
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh là gì? Cách phòng ngừa và điều trị ra sao?
Bệnh rò hậu môn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Vết mổ rò hậu môn thường mất bao lâu thì lành?
Bước đầu chăm sóc sau mổ rò hậu môn, vết mổ của bệnh nhân sẽ được băng bó lại cho tới khi lành lặn hoàn toàn. Bệnh nhân sẽ được y bác sĩ hướng dẫn cách thực hiện thay băng thường xuyên tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần tới cơ sở y tế để các bác sĩ kiểm tra lại tình trạng của vết mổ hoặc thay băng.
Mổ rò hậu môn bao lâu thì khỏi? Vết mổ rò hậu môn có thể liền lại trong khoảng 6 tuần nếu được chăm sóc đúng cách. Vào khoảng thời gian này, bệnh nhân cần được theo dõi vết thương để có thể phát hiện và xử lý kịp thời những bất thường phát sinh. Điều này sẽ góp phần giảm nguy cơ mắc các biến chứng trong quá trình chăm sóc vết thương hậu phẫu.
Nhiều trường hợp bệnh nhân có thể gặp phải hiện tượng chảy máu hoặc chảy dịch từ vết thương trong vài tuần đầu tiên, nhất là khi hoạt động bình thường, khi đi tắm hoặc lúc đi vệ sinh. Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ điều trị nếu phát hiện thấy có các biểu hiện sau đây:
- Chảy máu quá nhiều từ miệng vết thương.
- Vết mổ có hiện tượng sưng đỏ, nóng ran và đau.
- Người bệnh bị sốt cao hơn 38 độ C, có cảm giác buồn nôn.
- Táo bón hoặc tiểu khó.
Cách chăm sóc bệnh nhân sau khi mổ rò hậu môn hiệu quả
Khi chăm sóc sau mổ rò hậu môn, người bệnh nên áp dụng một số điều dưới đây để có thể giữ vết mổ rò hậu môn được sạch sẽ cũng như ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng hoặc dị ứng, cụ thể như sau:
Lưu ý khi tắm rửa
Bạn sử dựng nước, vải bông mềm để vệ sinh vết mổ, vỗ nhẹ nhàng để da khô thay vì dùng khăn để lau hoặc có thể sử dụng máy sấy với mức thấp để sấy khô vùng da.
Ngoài ra, tránh sử dụng các sản phẩm có hương liệu vì chúng có thể gây kích ứng vùng da xung quanh lỗ rò.
Các bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân một loại kem bôi để bảo vệ, ngăn chặn các chất kích thích tiếp xúc trực tiếp với da của bạn.
Vệ sinh sau mổ rò hậu môn hàng ngày
Cách vệ sinh sau mổ rò hậu môn đầu tiên, bệnh nhân cần ngâm hậu môn để làm sạch, sát trùng vết mổ hàng ngày. Bạn có thể dùng dung dịch Betadine pha loãng với nước sạch, nước muối, nước cốt đun của lá trà xanh. Mỗi ngày nên ngâm từ 2-3 lần, nhất là sau khi đại tiện. Bệnh nhân sẽ được y tá hướng dẫn cách ngâm hậu môn tại nhà trước khi xuất viện.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng được hướng dẫn thay băng cho vết mổ tại nhà. Sau mỗi lần ngâm hậu môn, vết mổ cần được thấm khô bằng gạc, tiếp đó sử dụng gạc tẩm thuốc mỡ kháng sinh, giảm sau đặt nhẹ nhàng lên phần đáy vết thương và cần đảm bảo hai mép vết thương luôn mở để vết mổ có thể liền từ đáy.
Điều chỉnh chế độ ăn uống sau khi mổ rò hậu môn
Chăm sóc vết thương sau khi mổ rò hậu môn không khó, ngoài ra bệnh nhân cũng cần áp dụng chế độ dinh dưỡng tốt để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, từ đó giúp vết thương lành nhanh hơn.
Bạn nên ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi và uống nhiều nước để đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, tránh bị táo bón khiến vết thương bị ảnh hưởng. Bạn có thể ăn lượng vừa đủ protein và vitamin từ các loại thực phẩm như thịt gà, thịt lợn, các loại đậu… Ngoài ra, tránh ăn đồ mặn, khó tiêu, đồ cay nóng hoặc nhiều dầu mỡ.
Phải làm sao khi rò hậu môn có dấu hiệu tái phát?
Quá trình chăm sóc sau mổ rò hậu môn không được thực hiện đúng cách có thể khiến bệnh tình tái phát sau một thời gian và việc này sẽ gây trở ngại lớn cho lần điều trị sau.
Phòng ngừa nguy cơ rò hậu môn tái phát sau mổ là điều cần thiết hơn cả. Ngoài các tác nhân như đường rò phức tạp, chậm trễ trong khám chữa, có bệnh nền,… tỷ lệ rò hậu môn tái phát cao hay thấp còn phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ, kỹ thuật theo tính chất đường rò, xác định chính xác lỗ rò trong, nhánh rò phụ,…
Khi quá trình điều trị không đảm bảo, tay nghề bác sĩ kém, dù đã lấy được đường rò, lỗ rò nhưng các tổ chức xơ chưa được loại bỏ hết, chưa tiêu diệt được hết vi khuẩn dẫn đến tình trạng đọng dịch, khiến bệnh tái phát trở lại.
Để ngăn ngừa nguy cơ tái phát, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (địa chỉ tại số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) áp dụng vô cùng thành công phương pháp xâm lấn tối thiểu HCPT II trong điều trị rò hậu môn với độ an toàn và hiệu quả cao.
Phương pháp được tiến hành với sự hướng dẫn của máy hỗ trợ định vị đường rò chuyên dụng nhằm xác định chính xác vị trí lỗ rò, ổ apxe hay các đường rò thứ phát. Sóng cao tần xâm lấn tối thiểu giúp tác động trực tiếp và lấy bỏ các tổ chức xơ, các đường rò, lỗ rò, ngăn ngừa tái phát.
Phương pháp HCPT II đảm bảo được các yêu cầu của cách điều trị rò hậu môn:
- Xác định được đúng đường rò, lỗ rò trong
- Lấy được hết tổ chức xơ, phá hết các ngóc ngách, loại bỏ sạch sẽ các lỗ rò, đường rò.
- Không làm tổn thương cơ thắt vì dễ để lại biến chứng đại tiện không tự chủ về sau.
- Hạn chế để lại sẹo làm biến dạng tầng sinh môn, ống hậu môn trực tràng.
Có thể nói, hy vọng các thông tin về chăm sóc sau mổ rò hậu môn trong bài viết vừa rồi có thể giúp người bệnh sớm hồi phục và phòng tránh nguy cơ tái phát. Nếu bạn đọc còn bất kỳ câu hỏi nào khác vấn đề này, vui lòng liên hệ tới hotline 0243.9656.999 để được hỗ trợ ngay.