Phân biệt chính xác bệnh nứt kẽ hậu môn và bệnh trĩ
Rất nhiều người trong số chúng ta thường nhầm lẫn giữa nứt kẽ hậu môn và bệnh trĩ do 2 bệnh này có nhiều đặc điểm giống nhau, đặc biệt là các triệu chứng khá tương đồng. Dựa vào yếu tố nào để phân biệt 2 căn bệnh này chính xác? Hãy tham khảo bài viết ngay sau đây để xác định chính xác bệnh trĩ cũng như bệnh nứt kẽ hậu môn là gì một cách đầy đủ, khách quan để có kế hoạch phòng ngừa và điều trị phù hợp.
Bệnh nứt kẽ hậu môn và bệnh trĩ có giống nhau không?
Nứt kẽ hậu môn và bệnh trĩ đều là những căn bệnh liên quan trực tiếp tới hậu môn trực tràng của con người. Hai bệnh này nghe tưởng chừng không hề liên quan đến nhau nhưng cũng có thể xuất hiện cùng một lúc nếu như người bệnh không bảo vệ chức năng cơ thể mình thật tốt.
Dưới góc nhìn của bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng, dựa theo đặc điểm của từng loại bệnh, hai căn bệnh này sẽ có những gây tổn thương khác nhau cho người bệnh:
- Nứt kẽ hậu môn: Đây là căn bệnh do xuất hiện vết nứt ở vùng hậu môn, trực tràng. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu nằm ở những người trung tuổi do hậu môn bị lão hóa. Các vết nứt sẽ xuất hiện ngay bên dưới đường lược hoặc do chứng hẹp hậu môn, để lâu ngày có thể dẫn đến chứng viêm nhiễm mãn tính.
- Bệnh trĩ (trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp): Tỉ lệ mắc bệnh trĩ lên tới 60% số lượng người dân ở Việt Nam. Căn bệnh xuất hiện do sự co giãn quá mức của đám rối tĩnh mạch trĩ ở các mô xung quanh hậu môn, làm xuất hiện khối u nhú trên bề mặt hậu môn hoặc bên trong trực tràng, dẫn đến đau rát, cộm ngứa và chảy máu khi đại tiện.
Bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn đều có những biểu hiện chung khá tương tự nhau là: Chảy máu khi đại tiện, đau rát, ngứa, cộm ở vùng hậu môn,… Đôi lúc có thể xuất hiện những bất thường khi người bệnh mắc táo bón thường xuyên hoặc đứt quãng.
Do bệnh lý nứt kẽ hậu môn có nhiều đặc điểm tương đồng với bệnh trĩ, nhất là ở giai đoạn nặng sẽ rất dễ nhầm lẫn. Vì vậy, mọi người nên biết cách phân biệt để nhận ra các bất thường dễ dàng hơn!
Xem bài viết liên quan:
Bệnh rò hậu môn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh là gì? Cách phòng ngừa và điều trị ra sao?
Phân biệt bệnh nứt kẽ hậu môn và bệnh trĩ
Do nứt kẽ hậu môn và bệnh trĩ đều là những bệnh lý gây ra tổn thương ở xung quanh khu vực nhạy cảm, đồng thời thường xuyên có một số biểu hiện giống nhau nên rất dễ bị nhầm lẫn.
Cho nên, nếu mà mọi người không chú ý đến sự khác biệt của nứt kẽ hậu môn và trĩ thì có thể gây gián đoạn khi khám và điều trị, dẫn đến kết quả không như mong muốn. Một số đặc điểm riêng biệt để mọi người có được căn cứ phân biệt rõ nét:
Theo quan sát bên ngoài
- Nứt kẽ hậu môn sẽ được phát hiện qua quan sát thấy có lỗ hẹp ở hậu môn.
- Bệnh trĩ sẽ đúng khi các búi trĩ phát triển và đã sa ra ngoài.
Dựa theo triệu chứng của bệnh
- Biểu hiện chủ yếu của bệnh nứt kẽ hậu môn là đau nhức, đặc biệt rất đau khi đại tiện ra phân cứng và có thể sẽ kéo dài cả ngày.
- Bệnh trĩ có dấu hiệu chảy máu khi đại tiện và sa búi trĩ. Thời gian đầu có thể chưa có cảm giác đau nhức nhiều nhưng chỉ khi các búi trĩ to hơn gây ra sưng tấy, viêm nhiễm mới có cảm giác đau nhức.
Một số dấu hiệu khác nhau của 2 bệnh lý
- Nứt kẽ hậu môn có mối liên quan mật thiết đến chứng bệnh phì đại u nhú ở hậu môn. Biến chứng của căn bệnh dẫn đến chứng tự phân hủy phần da bị tổn thương.
- Bệnh trĩ không có liên quan đến chứng phì đại u nhú hậu môn. Búi trĩ không thể tự khỏi hay thụt vào khi đã sa ra ngoài, chỉ có thể dùng các phương pháp để cắt búi trĩ chấm dứt búi trĩ.
Dựa vào các hình ảnh bệnh nứt kẽ hậu môn và bệnh trĩ và những đặc điểm trên cũng có thể phân biệt phần lớn các ca bệnh để điều trị, tuy nhiên, nếu muốn xác định chính xác bệnh lý trên cơ thể của người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế uy tín để khám và nghe tư vấn chi tiết của bác sĩ để có kết quả điều trị như ý.
Người bệnh cần lưu ý rõ ràng về việc không nên có kết luận quá sớm về tình trạng bệnh của mình mà tự ý mua thuốc điều trị khiến bệnh khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Điều này không những không thuyên giảm mà còn khiến bệnh nặng hơn nhiều lần.
Khi mà tự ý điều trị, tác dụng phụ của thuốc xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Điều đó vô tình sẽ gây khó khăn, phức trong việc điều trị, khiến cho thời gian và chi phí tăng lên khi muốn chữa bệnh..
Việc can thiệp phẫu thuật sẽ được áp dụng với những trường hợp mắc bệnh lý mãn tính. Tuy nhiên, do bệnh lý xảy ra ở hậu môn là vị trí nhạy cảm nên thường dễ tái phát, người bệnh cần phải biết cách để duy trì, hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh trở lại bằng cách không đại tiện phân rắn hoặc gây ra các áp lực khác tại hậu môn.
Muốn đạt được ý muốn như vậy thì người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Luôn có thói quen lành mạnh, chăm sóc bản thân thật tốt để hạn chế những ảnh hưởng nghiêm trọng có thể xuất hiện mà khiến sức khỏe suy giảm
Nứt kẽ hậu môn và bệnh trĩ là hai bệnh lý có những dấu hiệu tương đồng nên rất dễ bị nhầm lẫn. Cho nên, khi nhận thấy cơ thể của mình có những triệu chứng bất thường, người bệnh cần đi khám ngay để xác định đúng bệnh. Khi được chẩn đoán chính xác bệnh thì sẽ được tiến hành điều trị càng sớm thì khả năng phục hồi cao hơn mà không để lại bất cứ di chứng nào gây hệ lụy về sau.