Trĩ hỗn hợp: Nhận biết dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Trĩ hỗn hợp là loại trĩ có cấu trúc phức tạp hơn so với 2 loại trĩ thông thường là trĩ nội và trĩ ngoại. Chính vì thế mà dạng bệnh này gây ra nhiều rắc rối, phiền toái nhất cho cuộc sống cũng như sức khỏe người bệnh. Nếu bạn đang gặp vấn đề về bệnh trĩ hỗ trợ, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những vấn đề liên quan đến bệnh lý này ở bài viết sau đây.
Trĩ hỗn hợp là như thế nào?
Trĩ hỗn hợp là tình trạng búi trĩ xuất hiện cả bên trong lẫn bên ngoài ống hậu môn. Nói cách khác, đây là sự kết hợp của bệnh trĩ nội với trĩ ngoại.
Bệnh trĩ nói chung đề cập đến tình trạng đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng bị phình giãn quá mức. Dẫn đến hiện tượng sưng viêm, tăng kích thước, đồng thời cấu tạo thành cấu trúc dạng búi.
Theo nhận định của các chuyên gia, trĩ hỗn hợp xuất hiện là do bệnh trĩ tiến triển lâu ngày, khiến các búi trĩ nội và trĩ ngoại liên kết với nhau hình thành nên búi trĩ hỗn hợp.
Thông thường, bệnh trĩ hỗn hợp sẽ xuất hiện ở các giai đoạn nặng của bệnh trĩ nội, gồm trĩ nội độ 3 và trĩ nội độ 4. Vì thế mà bệnh có diễn tiến phức tạp và có mức độ nặng nề hơn so với thông thường. Hầu hết các trường hợp mắc trĩ hỗn hợp đều phải can thiệp điều trị ngoại khoa.
Nguyên nhân do đâu dẫn đến trĩ hỗn hợp?
Bệnh trĩ nói chung cũng như trĩ hỗn hợp nói riêng xảy ra do sự căng giãn của các đám rối tĩnh mạch tại vùng hậu môn – trực tràng. Những yếu tố thuận lợi khiến bệnh trĩ hình thành và ngày một nghiêm trọng hơn kể đến gồm có:
Bị táo bón kéo dài
Khi bị táo bón, phân sẽ ứ đọng lại các quai ruột vùng trực tràng khiến cho áp lực ổ bụng tăng cao hơn bình thường. Và dưới áp lực tăng cao đó, người bệnh mỗi lần đại tiện phải dùng hết sức để rặn tống phân ra ngoài.
Việc rặn đại tiện diễn ra trong thời gian dài đã làm cho cơ vòng hậu môn, cơ nâng hậu môn cùng các dây chằng quanh hậu môn bị giãn dần và trở nên lỏng lẻo. Từ đó tạo thành thể trĩ hỗn hợp.
Tính chất công việc đặc thù
Những người thường xuyên làm các công việc có tính chất phải đứng nhiều, ngồi nhiều hoặc hay phải bê vác nặng,… sẽ làm cho chức năng của động mạch, tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị ảnh hưởng theo.
Khi đó, sự chèn ép xảy ra sẽ làm tắc nghẽn các búi tĩnh mạch vùng hậu môn, tạo nên các búi trĩ căng to, sưng phồng và dễ bị xây xát.
Chế độ ăn uống chưa hợp lý
Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất nhiều tới việc hình thành các búi trĩ. Nhiều người có thói quen ít ăn rau, không bổ sung đủ chất xơ và lười uống nước sẽ có thể gặp phải tình trạng táo bón kéo dài. Sau đó gây ra nhiều hậu quả về trĩ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Cùng với đó, việc dung nạp vào cơ thể các loại đồ ăn, thức uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm hay tiêu chảy liên tục sẽ gây ảnh hưởng tới các tĩnh mạch vùng trực tràng, tiết dịch ở khu vực hậu môn và gây ra bệnh trĩ hỗn hợp.
Phụ nữ mang thai ở những tháng cuối
Trọng lượng của thai nhi ngày một tăng dần làm cho vùng chậu sẽ phải chịu sức ép lớn và khiến các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng xuất hiện tình trạng sưng, lồi gây nên bệnh trĩ.
Thêm nữa, việc thực hiện sinh thường khiến các mẹ phải dùng sức lớn để đưa thai nhi ra ngoài. Điều đó khiến cho các tĩnh mạch, mao mạch vùng chậu chịu tác động lớn liên tục. Dẫn đến bệnh trĩ trở nên nặng hơn.
Xem thêm:
Nhận biết hình ảnh trĩ hỗn hợp cực đơn giản bạn có thể tự nhận ra
Trĩ hỗn hợp có biểu hiện ra sao?
Khi xuất hiện, bệnh trĩ hỗn hợp sẽ phát sinh một số triệu chứng điển hình như sau:
Đi ngoài ra máu
Thường là máu đỏ tươi và đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh. Ở giai đoạn đầu người bệnh chỉ thấy dính ít máu trên giấy vệ sinh hoặc lẫn một ít trong phân. Bệnh càng để lâu, hiện tượng ra máu sẽ trở nên trầm trọng hơn. Máu có xu hướng chảy thành giọt, phun thành tia. Một số trường hợp bệnh nặng do chảy nhiều máu dẫn đến tình trạng thiếu máu, da xanh xao, xây xẩm mặt mày,…
Dịch nhầy chảy ra từ hậu môn
Ở người bệnh trĩ, vùng hậu môn thường xuyên gặp phải tình trạng chảy dịch nhầy. Bệnh càng nặng, lượng dịch nhầy tiết ra ngày một nhiều hơn và kèm theo mùi hôi thối.
Hậu môn chảy dịch khiến người bệnh luôn cảm thấy ẩm ướt. Dẫn đến tâm lý mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp xã hội và gây bất tiện tới các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Ngứa ngáy hậu môn
Sự hình thành của búi trĩ cùng với dịch nhầy làm cho hậu môn luôn trong trạng thái ẩm ướt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gia tăng gây ngứa ngáy. Người bệnh lúc nào cũng có cảm giác bức bối, dễ tức giận, khó tập trung làm việc.
Búi trĩ bị sa ra ngoài khi đi vệ sinh
Trĩ hỗn hợp bao gồm cả búi trĩ nội và trĩ ngoại. Thế nên, có những lúc người bệnh sẽ có cảm giác búi trĩ thò thụt ở cửa hậu môn mỗi lần đại tiện. Ban đầu có thể ấn đẩy lại vào hậu môn nhưng theo thời gian búi trĩ sa hẳn ra ngoài và không thể tự thụt hoặc dùng tay ấn đẩy vào như trước.
Đau rát hậu môn
Các búi trĩ xuất hiện tại hậu môn khiến cho việc đại tiện trở nên khó khăn hơn bình thường. Mỗi khi tống đẩy ra khỏi hậu môn, phân sẽ có sự ma sát với búi trĩ và gây cảm giác đau rát. Về lâu dài người bệnh có thể bị ảnh hưởng tới tâm lý, ngại đại tiện và dẫn đến rối loạn chức năng tại hậu môn.
Bị trĩ hỗn hợp phải làm sao để hết?
Khi phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ bị trĩ hỗn hợp, việc bạn cần làm đầu tiên đó là đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, nội soi chẩn đoán bệnh chính xác. Dựa vào đó các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.
Với tình trạng bệnh mới xuất hiện, người bệnh sẽ dùng thuốc điều trị theo đơn kê của bác sĩ. Kết hợp chế độ sinh hoạt lành mạnh để hạn chế nguy cơ búi trĩ bị phình to và biến chứng.
Trong trường hợp búi trĩ tiến triển nhanh chóng ở giai đoạn nặng và có kèm theo biến chứng thì tốt hơn hết cần can thiệp ngoại khoa cắt bỏ. Nổi bật hiện nay, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng (có địa chỉ tại 193C1 Bà Triệu – Hai Bà Trưng – Hà Nội ) là một trong những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín bạn có thể yên tâm đến đây để chữa bệnh trĩ.
Ở đó quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa với hơn 30 năm kinh nghiệm. Đồng thời sở hữu các kỹ thuật cắt trĩ hiện đại (gồm HCPT II, PPH II và THD) ít xâm lấn, giúp hạn chế tình trạng đau hay chảy máu, nhờ đó người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe và sinh hoạt trở lại bình thường trong thời gian ngắn.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng mở cửa làm việc tất cả các ngày trong tuần từ 8h00 – 20h00. Theo đó giúp bạn dễ dàng đặt lịch khám và chủ động thời gian điều trị bệnh trĩ trong thời gian sớm nhất.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh trĩ hỗn hợp. Còn thắc mắc nào khác, hãy gọi ngay hotline 0243 9656 999 để gặp các chuyên gia sức khỏe tư vấn trực tiếp