Bệnh trĩ

Bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu: Phát hiện sớm – Điều trị dứt điểm 

Bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh, cũng là lúc việc điều trị đơn giản và có tỷ lệ chữa khỏi cao nhất. Do đó, việc hiểu rõ triệu chứng giai đoạn đầu của trĩ ngoại để sớm phát hiện và có hướng thăm khám, điều trị ngay từ đầu là vô cùng quan trọng. Vậy dấu hiệu và hình ảnh trĩ ngoại nhẹ như thế nào, cách chữa bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn đầu ra sao sẽ được giải đáp cụ thể ngay dưới đây.

Nhận biết triệu chứng bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu

Nhận biết triệu chứng bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu

Trĩ ngoại là sự hình thành búi trĩ phía dưới đường lược, người bệnh có thể dễ dàng phát hiện thông qua kiểm tra bằng mắt hay cảm nhận bằng tay. Trĩ ngoại gây vướng víu, khó chịu và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, những triệu chứng trĩ ngoại giai đoạn đầu là dễ phát hiện nhất ở người mới mắc bệnh.

  • Xuất hiện cục thịt nhỏ, căng bóng ở gần lỗ hậu môn. 
  • Búi trĩ ngoại chứa dây thần kinh cảm giác nên sẽ gây sưng nhẹ, đau rát khi đi ngoài. 
  • Đại tiện ra máu tươi, máu lẫn trong phân. 
  • Hậu môn ngứa nhẹ hoặc sưng cộm.
  • Đại tiện kèm dịch nhầy, đồng thời lượng dịch nhầy sẽ tăng lên theo cấp độ nặng dần của bệnh.  

Bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu có nguy hiểm không? 

Bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu tuy chưa đe dọa đến tính mạng nhưng sẽ khiến người bệnh khó chịu, phiền toái do búi trĩ mọc bên ngoài lỗ hậu môn, việc đại tiện cũng trở nên khó khăn hơn.

Đặc biệt, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn đầu nhanh chóng tiến triển giai đoạn nặng, búi trĩ sưng to che khít lỗ hậu môn, gây đau rát, chảy máu hậu môn nghiêm trọng. Khi đó, người bệnh có thể phải đối mặt với hàng loạt biến chứng như xuất huyết cấp, tắc mạch trĩ ngoại, nhiễm trùng, viêm nhiễm hậu môn…Do đó, để ngăn ngừa biến chứng xảy ra, người bệnh cần chú ý triệu chứng xuất hiện để đi thăm khám sớm, điều trị hiệu quả giai đoạn đầu của trĩ ngoại. 

Xem thêm bài viết:

Khi bị trĩ ngoại nên làm gì? 4 Cách cải thiện bệnh trĩ ngoại tại nhà.

Bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu có tự khỏi không?

Bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu có tự khỏi không?

Bệnh trĩ nhẹ có tự khỏi được không? Do vị trĩ hình thành trĩ vô cùng nhạy cảm nên nhiều người đã tự ý chữa trị tại nhà mà không thực hiện thăm khám y tế. Tuy nhiên, vẫn còn không ít người bệnh thắc mắc bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu có tự khỏi được không. 

Theo các bác sĩ chuyên khoa Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, quan điểm bệnh trĩ nhẹ chỉ cần uống thuốc là khỏi hay có thể tự khỏi là hoàn toàn sai lầm. Bệnh trĩ muốn điều trị hiệu quả cần dựa trên tình trạng bệnh cụ thể mới phương pháp phù hợp. Bệnh trĩ ngoại nhẹ không thể tự khỏi, thậm chí nếu điều trị không đúng cách càng khiến bệnh chuyển biến nặng hơn, dễ gặp phải biến chứng hơn. 

Do đó, với thắc mắc bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn đầu có thể tự khỏi không thì câu trả lời là không. Bất kỳ trường hợp bệnh nào, giai đoạn nào cũng cần được thăm khám và xử lý kịp thời.

Cách trị bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu hiệu quả, nhanh chóng

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu chưa bắt buộc phải can thiệp thủ thuật. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt. Việc điều trị bệnh trĩ ngoại nhẹ thường đơn giản và hiệu quả nhất, nhưng đòi hỏi người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc trị trĩ ngoại giai đoạn đầu 

Thuốc trị trĩ ngoại giai đoạn đầu 

Việc điều trị bằng thuốc chỉ nên sử dụng khi đã thăm khám và có chỉ định từ bác sĩ. Căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc, liều lượng và thời gian phù hợp. Một số loại thuốc trị bệnh trĩ ngoại thường được bác sĩ chỉ định bao gồm: 

  • Thuốc chống viêm, giảm đau: Ibuprofen, Diclofenac, Paracetamol…khắc phục triệu chứng đau rát, sưng viêm, khó chịu ở niêm mạc hậu môn. 
  • Thuốc bôi hydrocortisone: Giúp làm mềm, dịu da vùng hậu môn, hỗ trợ giảm viêm, khó chịu và đau rát.
  • Thuốc chứa rutin: Rutin có khả năng làm bền thành mạch giúp tăng độ dẻo dai cho tĩnh mạch hậu môn, hạn chế tình trạng vỡ, giảm tính thấm. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn giúp giảm phù nề, xung huyết tĩnh mạch và ngăn ngừa những biến chứng trĩ ngoại. 
  • Thuốc gây tê giảm đau tại chỗ: Trimebutine, Medicone, Dibucaine…với trường hợp cơ trơn hậu môn bị co thắt quá mức và gây đau rát dữ dội. 
  • Thuốc co mạch: Epinephrine, Phenylephrine, Norepinephrine có công dụng giảm kích thước búi trĩ, thu nhỏ mạch máu, hỗ trợ tiêu trĩ, phù hợp với bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn đầu. 
  • Thuốc sát trùng: Ngăn ngừa viêm nhiễm, một số loại thuốc thường được sử dụng như Zinc oxide, Boric Acid, Neomycin, Oxyquinoline…

Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc bên ngoài về điều trị bệnh trĩ tại nhà để tránh gặp phải tác dụng phụ và biến chứng không mong muốn. Đặc biệt là các loại thuốc bôi, thuốc đắp hậu môn bán trên mạng, không rõ nguồn gốc, thành phần, xuất xứ…tự ý sử dụng có thể dẫn đến biến chứng hoại tử, viêm loét, nhiễm trùng búi trĩ…

Cách chữa bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu tại nhà

Ngâm hậu môn với nước ấm

Bên cạnh việc điều trị trĩ ngoại giai đoạn đầu bằng thuốc được bác sĩ kê đơn, người bệnh cũng cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt để nâng cao hiệu quả điều trị cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát. 

  • Ngâm hậu môn với nước ấm: Giúp tĩnh mạch hậu môn co lại, giúp giảm đau, giảm kích ứng hiệu quả. 
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Bổ sung rau xanh trong bữa ăn, ăn nhiều hoa quả trái cây, điển hình như khoai lang, chuối chín, mồng tơi, bưởi, cam…giúp phòng ngừa táo bón. Nói không với thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, rượu bia, đồ uống chứa gas, chứa cồn…
  • Uống nhiều nước, ít nhất 1-5-2l nước mỗi ngày, có thể thay thế nước lọc bằng nước hoa quả hoặc nước ép trái cây…
  • Sử dụng thuốc làm mềm phân: Giúp nhuận tràng để làm phân mềm hơn, từ đó cải thiện tình trạng táo bón. Tuy vậy, người bệnh cần theo dõi tình trạng phân sau khi dùng thuốc, nếu thấy phân quá lỏng cần ngừng thuốc để tránh gây nhiễm trùng. Đồng thời, loại thuốc này chỉ sử dụng khi có chỉ định, tuyệt đối không tự ý sử dụng để tránh gặp phải tác dụng phụ. 
  • Đi đại tiện đúng cách: Hạn chế ngồi quá lâu một chỗ, nên vận động thường xuyên, không ngồi đại tiện quá lâu và hạn chế dùng sức rặn. Đi vệ sinh vào một khung giờ cố định, bỏ thói quen nhịn đại tiện, dùng điện thoại khi đi đại tiện…để phòng ngừa bệnh trĩ. 
  • Dùng giấy vệ sinh mềm: Dùng giấy vệ sinh thô ráp có thể gây đau rát, chảy máu hậu môn. Do đó, nên lựa chọn loại giấy vệ sinh mềm mại, giấy ướt để lau giúp làm dịu, giảm đau.
  • Luyện tập thể thao thường xuyên: Người mắc bệnh trĩ nên thường xuyên luyện tập các bài thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng hoặc yoga để giúp cơ thể điều tiết tốt hơn, ngăn ngừa hình thành búi trĩ.

Như vậy, có thể thấy bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu là giai đoạn nhẹ nhất nên việc điều trị sẽ đơn giản và hiệu quả nhất. Do đó, người bệnh cần chú ý phát hiện và điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển giai đoạn nặng tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị bệnh trĩ, vui lòng liên hệ số hotline 0243.9656.999 để các bác sĩ hậu môn trực tràng Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng hỗ trợ miễn phí và nhanh chóng nhất.