Bệnh trĩ

Trĩ nội ra máu có nguy hiểm không và cần xử lý như thế nào?

Trĩ nội ra máu là hiện tượng gây nhiều hoang mang cho người bệnh nếu không may gặp phải. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Để hiểu rõ hơn và có biện pháp khắc phục dứt điểm, bạn đọc hãy tham khảo ngay những thông tin trong bài viết sau đây.

Trĩ nội ra máu là như thế nào?

Trĩ nội ra máu là như thế nào?

Bệnh trĩ phát sinh do tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị giãn và phình to. Bệnh trĩ nội ở giai đoạn đầu chỉ là khối thịt nhỏ nằm ở dưới đường lược, trong ống hậu môn và không bị sa ra ngoài. Khi khối thịt ngày càng phình to thì sẽ có hiện tượng sa xuống khi đi vệ sinh.

Trĩ nội chảy máu có thể xuất hiện ngay khi bệnh mới hình thành ở cấp độ 1. Số lượng máu chảy nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào cấp độ bệnh trĩ hiện tại nhẹ hay nặng.

  • Cấp độ 1 và 2, tình trạng chảy máu khá kín đáo, máu bị dính một ít trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân và không thường xuyên xảy ra mỗi khi đại tiện.
  • Bước sang cấp độ 3, thời điểm này búi trĩ gia tăng kích thước nhanh chóng và có xu hướng sa hẳn ra ngoài. Ở lần này, máu chảy nhỏ giọt dễ thấy, tần suất xuất hiện nhiều hơn.
  • Khi bệnh tiến triển nặng, trĩ ra máu liên tục và bắn thành tia. Không chỉ khi đi ngoài mà chỉ cần vận động, đúng hoặc ngồi xuống cũng có thể ra máu. Người bệnh khi này thường xuyên ở trong trạng thái đau đớn và khó chịu vô cùng.

Do đâu lại bị trĩ nội ra máu?

Bị táo bón có thể là nguyên nân gây bệnh trĩ

Với tình trạng trĩ nội ra máu, bởi các búi trĩ được nuôi dưỡng bằng máu tươi nên khi có va chạm, thành mạch bị tổn thương và dẫn đến hiện tượng xuất hiện. 

Thông thường, việc đẩy phân từ trong ống hậu môn ra bên ngoài ma sát với búi trĩ sẽ dẫn đến hình thành triệu chứng chảy máu mỗi khi đại tiện. Búi trĩ kích thước càng lớn, triệu chứng này diễn ra càng rõ rệt hơn. Trường hợp nặng, búi trĩ bị huyết khối có thể tự vỡ ra khi đầy và dẫn đến chảy máu.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có khả năng làm tăng nguy cơ trĩ nội chảy máu tươi, kể đến như:

  • Bị táo bón, tiêu chảy hoặc đi ngoài nhiều lần trong ngày.
  • Thường xuyên căng thẳng trong thời gian đại tiện. Khiến nhu động ruột hoạt động bất thường và dễ gây ra những rối loạn chức năng đại tiện.
  • Thói quen lười vận động, ăn uống không lành mạnh (thiếu chất xơ, ít uống nước, ăn đồ cay nóng hay nhiều dầu mỡ,…), sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn,… Dẫn đến búi trĩ gia tăng nhiều về kích thước.
  • Người mắc bệnh viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích hoặc viêm loét dạ dày cũng có nguy cơ mắc phải.

Đọc thêm:

Cảnh báo nguy hiểm: bệnh trĩ có chết không?

Biểu hiện nhận biết của trĩ nội chảy máu

Biểu hiện nhận biết của trĩ nội chảy máu

Trĩ nội chảy máu gặp nhiều mỗi khi đại tiện, máu dính trên phân hoặc giấy vệ sinh. Máu tiết ra do bệnh trĩ có màu đỏ tươi, nhưng cũng có một số trường hợp ra máu màu nâu đỏ hoặc đen. 

Bên cạnh triệu chứng bị trĩ nội đi ra máu, người bệnh có thể nhận thấy vùng hậu môn xuất hiện thêm một số triệu chứng khác như sau:

  • Búi trĩ hình thành ở trong ống hậu môn hoặc rìa hậu môn nên khi chúng phình to ra có thể sờ được vào. Cảm giác giống cục thịt bị phình to, căng bóng.
  • Hậu môn tiết dịch nhầy ẩm ướt, dễ gây kích ứng và khó chịu.
  • Xung quanh hậu môn hay bị ngứa ngáy.
  • Đại tiện xong có cảm giác chưa hết, muốn đi đại tiện tiếp.

Xem thêm bài viết:

Trĩ nội triệu chứng và tổng hợp những điều bạn cần biết 

Trĩ nội ra máu có nguy hiểm không?

Trĩ nội ra máu có thể xuất hiện đột ngột hoặc nhanh chóng kết thúc sau vài phút. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu này kéo dài trên 10 phút, bạn cần nhanh chóng áp dụng biện pháp cầm máu tại nhà. Sau đó đến viện thông báo tình trạng cho bác sĩ chuyên khoa.

Mặt khác, triệu chứng chảy máu ở hậu môn cũng làm ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh. Họ hay có xu hướng ngại đại tiện nhưng lâu dần việc làm này lại khiến phân khô cứng lại. Dẫn đến những lần đại tiện sau khó khăn hơn và càng gia tăng tình trạng chảy máu búi trĩ.

Trĩ nội gây chảy máu ban đầu có thể không quá nguy hiểm và có thể thuyên giảm theo thời gian nếu chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân. nhưng nếu không được kiểm soát kỹ, tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hình thành cục máu đông, nhiễm trùng, thiếu máu mãn tính (người uể oải, xanh xao, sụt cân nhanh,…)

Xem thêm:

Bị trĩ nội tắc mạch có nguy hiểm không? [ BS. giải đáp ]

Làm cách nào để hết trĩ nội ra máu?

Trĩ nội ra máu thường là dấu hiệu cảnh báo tình trạng tổn thương hoặc kích thích búi trĩ. Búi trĩ càng to, lượng máu tươi lắng đọng nhiều thì người bệnh càng dễ bị ra nhiều màu lúc đại tiện hoặc có sự tác động vào. 

Chính vì thế, muốn loại bỏ tình trạng đi ngoài ra máu do trĩ nội, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp dưới đây.

Biện pháp chăm sóc và cải thiện bệnh trĩ chảy máu tại nhà

Biện pháp chăm sóc và cải thiện bệnh trĩ chảy máu tại nhà

  • Chườm lạnh: Dùng khăn lạnh hoặc túi nước đá đặt trực tiếp lên vùng hậu môn khoảng 10 phút. Cách làm này sẽ hỗ trợ giảm đau và phòng ngừa chứng đại tiện ra máu diễn ra liên tục. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần để cải thiện.
  • Ngâm rửa hậu môn trong nước ấm: Cách làm này vừa giúp bạn vệ sinh hậu môn sạch sẽ cũng như giảm bớt cơn đau, kích ứng ở búi trĩ. Mỗi ngày tiến hành ngâm rửa 2 lần là vào buổi sáng mới ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi lần thực hiện 10 – 15 phút sẽ cải thiện được đáng kể.
  • Tăng hàm lượng chất xơ và nước cho cơ thể: Điều này giúp hỗ trợ làm mềm phân, quá trình đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể diễn ra trơn tru. Từ đó, ngăn ngừa kích thích búi trĩ, hạn chế nguy cơ chảy máu hậu môn khi đi cầu.
  • Đại tiện khi cần thiết: Việc trì hoãn đại tiện sẽ khiến nhu động ruột bị ức chế. Khiến phân trở nên to, khô cứng và gây táo bón. Đến khi đại tiện phải gắng sức rặn, phân ma sát với búi trĩ nhiều hơn dẫn đến trầy xước. Làm gia tăng tình trạng trĩ nội chảy máu khi đi ngoài.
  • Tăng cường vận động: Việc vận động, hoạt động thể chất mỗi ngày không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn ngăn ngừa nguy cơ khiến vùng hậu môn bị áp lực, giảm thiểu khả năng bị trĩ nặng.

Uống thuốc khắc phục bệnh trĩ, giảm bớt chảy máu

Uống thuốc khắc phục bệnh trĩ, giảm bớt chảy máu

Việc sử dụng thuốc làm teo búi trĩ, xử lý tình trạng chảy máu cần thực hiện dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Biện pháp này thích hợp cho những đối tượng được chẩn đoán bị trĩ nhẹ, cấp độ 1 và 2. 

Thuốc sẽ có tác dụng làm bền thành tĩnh mạch vùng hậu môn – trực tràng. Từ đó hỗ trợ làm teo nhỏ búi trĩ, hạn chế nguy cơ chảy máu búi trĩ lúc đại tiện.

Can thiệp ngoại khoa cắt bỏ búi trĩ

Khi bước sang cấp độ 3 trở đi, tức là búi trĩ đã sa hẳn ra ngoài, tình trạng chảy máu diễn ra nghiêm trọng hơn và kèm theo các biến chứng nguy hiểm khác. Trong trường hợp này, can thiệp ngoại khoa cắt bỏ búi trĩ là biện pháp tối ưu hơn cả.

Hiện nay, cắt trĩ bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II là biện pháp được giới chuyên môn đánh giá cao về hiệu quả mang lại. Quá trình cắt trĩ thực hiện thông qua máy tính định vị, giúp xác định chính xác khu vực trĩ cần loại bỏ triệt để mà không ảnh hưởng đến khu vực lành tính. 

Búi trĩ được cắt bỏ thông qua tác động sóng cao tần với nhiệt độ thích hợp. Điều này hạn chế đau đớn và chảy máu trong quá trình làm thủ thuật. Đồng thời, giảm thiểu nguy cơ để lại sẹo xấu, bảo toàn chức năng hậu môn. Nhờ vậy người bệnh phục hồi nhanh chóng hơn so với các biện pháp can thiệp ngoại khoa truyền thống.

Đa khoa Quốc tế Cộng đồng (193c1 Bà Triệu – Hai Bà Trưng – Hà Nội) là một trong những đơn vị y tế chuyên khoa hậu môn – trực tràng ứng dụng thành công kỹ thuật điều trị này. Công tác khám chữa được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ hơn 30 năm kinh nghiệm đã có nhiều năm công tác tại các bệnh viện công lập lớn. Ngoài ra, phòng khám còn làm việc xuyên suốt tuần trong khung giờ 8h00 – 20h00. Do đó, bạn có thể đến phòng khám bất kể thời gian nào để thực hiện chữa bệnh trĩ một cách an tâm nhất.

Có thể thấy, trĩ nội ra máu biểu hiện theo nhiều tính chất khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh bạn đang gặp phải. Tuy nhiên, càng chậm trễ điều trị thì biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe ngày một nặng hơn. Do đó, nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy liên hệ với các chuyên gia sức khỏe của chúng tôi qua hotline 0243 9656 999 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.