Bệnh trĩ

Trĩ nội và trĩ ngoại là gì? Hình ảnh triệu chứng và cách điều trị dứt điểm 

Trĩ nội và trĩ ngoại là hai dạng chính của bệnh trĩ, có triệu chứng và hướng điều trị khác nhau. Do đó, việc nhận biết chính xác triệu chứng bệnh, phát hiện và điều trị đúng phương pháp ngay từ đầu là vô cùng quan trọng. Vậy trĩ nội trĩ ngoại là gì, triệu chứng, mức độ nguy hiểm và cách điều trị như thế nào sẽ được chuyên gia giải đáp ngay dưới đây.  

Thế nào là trĩ nội và trĩ ngoại?

Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại

Bệnh trĩ là bệnh lý khá phổ biến khi có đến 55% dân số Việt Nam mắc phải. Đây là tình trạng tĩnh mạch hậu môn bị sưng phồng quá mức và hình thành nên búi trĩ. Bệnh được chia thành hai loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại. 

Theo Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng – Nguyên Phó Giám đốc bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương – Phụ trách chuyên môn Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, nguyên nhân gây bệnh trĩ nội trĩ ngoại thường xuất phát từ 4 yếu tố chính: 

  • Do thói quen: Ngồi lâu hoặc đứng lâu 1 chỗ, ít vận động, nhịn đại tiện thường xuyên, ngồi đại tiện quá lâu…là những thói quen xấu tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ do lưu lượng máu đến hậu môn suy giảm. 
  • Do chế độ ăn uống: Lười ăn rau xanh, thiếu chất xơ, ăn nhiều đồ cay nóng – dầu mỡ – chế biến sẵn…dễ gây táo bón và dẫn đến bệnh trĩ.
  • Mắc các bệnh đường ruột: Một số bệnh lý đường ruột như tiêu chảy kéo dài, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, hội chứng lỵ…khiến tĩnh mạch và thành ruột tổn thương, hình thành bệnh trĩ. 
  • Các nguyên nhân khác: Quá trình mang thai sinh con, tuổi cao khiến tĩnh mạch hậu môn suy yếu cũng dẫn đến bệnh trĩ. 

Búi trĩ có khuynh hướng phát triển lớn, gây tổn thương mạch máu gây đau đớn và chảy máu khi người bệnh đi đại tiện. Bệnh có thể gặp phải ở bất kỳ đối tượng nào, trẻ em, người lớn hay người già, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng ngày, thậm chí tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng về sức khỏe. 

Xêm thêm bài viết:

Búi trĩ ngoại: Cách nhận biết biểu hiện và hướng điều trị 

Cách nhận biết trĩ nội và trĩ ngoại: Hình ảnh, triệu chứng 

Cách nhận biết trĩ nội và trĩ ngoại: Hình ảnh, triệu chứng 

Việc nhầm lẫn giữa bệnh trĩ nội và trĩ ngoại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều trị bệnh lý này. Do đó, người bệnh cần chú ý triệu chứng bệnh để có thể phát hiện, nhận biết chính xác bệnh và có hướng điều trị kịp thời, phù hợp. 

Các triệu chứng của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại

Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh trĩ đang ngày càng gia tăng, dù là trĩ nội hay trĩ ngoại nếu không được phát hiện và điều trị sớm đều có thể dẫn đến những biến chứng khôn lường. Tuy vậy, bệnh trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào?

Nhận biết triệu chứng bệnh trĩ nội 

Trĩ nội là trường hợp búi trĩ hình thành phía trên đường lược, nằm hoàn toàn trong ống hậu môn, không chứa dây thần kinh cảm giác. Trĩ nội phân chia thành 4 cấp độ và triệu chứng sẽ tăng dần theo cấp độ bệnh. 

  • Trĩ nội độ 1: Tĩnh mạch giãn nhẹ, niêm mạc bị đội lên và lồi vào thành trực tràng. Người bệnh cảm thấy ngứa nhẹ, đại tiện khó khăn, đi ngoài ra máu. 
  • Trĩ nội độ 2: Đại tiện ra máu bắt đầu trầm trọng hơn, búi trĩ to dần lên và có thể sa ra ngoài nhưng có thể tự co vào trong được. Hậu môn đau tức, ngứa ngáy và đại tiện khó khăn. 
  • Trĩ nội độ 3: Búi trĩ gia tăng kích thước sa thường trực ra ngoài hậu môn gây đau đớn, chảy máu và chảy dịch. Lúc này, không chỉ khi đi đại tiện mà khi vận động, ngồi xổm…búi trĩ cũng lòi ra ngoài không tự co vào được, phải dùng tay đẩy vào trong. 
  • Trĩ nội độ 4: Đây là cấp độ nặng nhất, búi trĩ sưng to và sa hoàn toàn bên ngoài hậu môn, gây sa nghẹt, tắc mạch, tiết nhiều dịch nhầy gây ẩm ướt, viêm loét, thậm chí hoại tử búi trĩ. 

Nhận biết dấu hiệu trĩ ngoại 

Nếu trĩ nội là sự hình thành búi trĩ phía trên đường lược thì búi trĩ ngoại lại xuất hiện từ khoang cạnh hậu môn dưới da, chân búi trĩ ngoại ở phía dưới đường lược. Búi trĩ ngoại ban đầu chỉ bằng hạt đậu, theo thời gian phình to, sẫm màu và bắt đầu xơ cứng do đám rối tĩnh mạch bị căng giãn, gấp khúc lòi ra ngoài hậu môn. 

Trĩ ngoại chứa dây thần kinh cảm giác nên thường gây đau rát hậu môn ngay từ đầu,  ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và việc đi lại của người bệnh do búi trĩ ngoại luôn tiết dịch ẩm ướt. Do đó, người bệnh trĩ ngoại dễ bị viêm nhiễm, đau đớn, sưng nề hậu môn, nhất là mỗi khi đi đại tiện. 

Khi mắc trĩ ngoại, người bệnh sẽ bị đi ngoài ra máu, búi trĩ phát triển ngoằn ngoèo che khít lỗ hậu môn khiến việc đại tiên trở nên khó khăn, đau đớn hơn.  

Hình ảnh trĩ nội và trĩ ngoại rõ nét nhất

Bên cạnh triệu chứng trĩ nội trĩ ngoại, dưới đây là tổng hợp về các hình ảnh trĩ nội và trĩ ngoại chi tiết rõ nét nhất giúp người bệnh có thể nhận biết chính xác bệnh và có hướng thăm khám sớm nhất.

Trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn?

Trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn?

Nhiều người cho rằng, trĩ nội khó phát hiện hơn nên sẽ nguy hiểm hơn bệnh trĩ ngoại, dẫn đến việc chủ quan không điều trị sớm. Tuy nhiên, Tiến sĩ. Bác sĩ sĩ Trịnh Tùng khẳng định, trĩ nội và trĩ ngoại đều có mức độ nguy hiểm như nhau nếu không được phát hiện và điều trị sớm. 

  • Gây nhiễm khuẩn búi trĩ: Búi trĩ sa ra ngoài, cọ xát và gây tổn thương niêm mạc hậu môn. Búi trĩ tiết dịch ẩm ướt, tiếp xúc với môi trường bên ngoài dễ bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm, nhiễm trùng. 
  • Sa nghẹt hậu môn: Kích thước búi trĩ lớn gây sa nghẹt, tắc ống hậu môn khiến người bệnh đau đớn, khó khăn khi đại tiện. 
  • Tắc mạch trĩ: Búi trĩ lớn gây chèn ép và phá vỡ mạch máu búi trĩ, hình thành cục máu đông gây tắc mạch trĩ. Tình trạng này kéo dài khiến lưu lượng máu đến hậu môn bị cắt đứt, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, hoại tử.
  • Nhiễm trùng máu: Tình trạng viêm nhiễm búi trĩ kéo dài dẫn đến nhiễm trùng máu. Búi trĩ không được sớm điều trị có thể gây lở loét, nhiễm trùng, nguy hiểm hơn có thể gây nhiễm trùng máu đe dọa tính mạng. 
  • Ung thư hậu môn trực tràng: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất do bệnh trĩ gây ra. Viêm nhiễm lâu ngày khiến vi khuẩn tấn công sâu vào trực tràng, tăng nguy cơ hình thành khối u ác tính đại trực tràng, ruột kết.

Cách điều trị bệnh trĩ nội và trĩ ngoại dứt điểm hiện nay

Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại có chữa được không? Bệnh trĩ không phải bệnh hiểm nghèo nên hoàn toàn có thể chữa trị dứt điểm nếu được thăm khám và điều trị từ sớm. Do vậy, khuyến cáo người bệnh khi gặp phải triệu chứng bệnh trĩ như đi ngoài ra máu, đau rát hậu môn, sa búi trĩ,…cần sớm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn hướng điều trị phù hợp.

Thuốc trị bệnh trĩ nội và trĩ ngoại 

Thuốc trị bệnh trĩ nội và trĩ ngoại 

Với trường hợp bệnh trĩ nhẹ, độ 1, độ 2 thì các bác sĩ ưu tiên chỉ định điều trị nội khoa bằng các loại thuốc như kháng sinh, kháng viêm, giảm đau…giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm đau cũng như cải thiện các triệu chứng bệnh. 

Thuốc được bác sĩ kê đơn dựa trên tình trạng bệnh ở mỗi người. Do đó, người bệnh tuyệt đối không tự mua thuốc về nhà, nhất là các loại thuốc bôi, thuốc đắp hậu môn bán trên mạng để tránh gặp phải biến chứng không mong muốn, viêm loét, hoại tử. 

Cách trị trĩ nội và trĩ ngoại bằng ngoại khoa 

Trường hợp bệnh trĩ nặng, cấp độ 3-4 hay trĩ cấp độ 2 điều trị nội khoa không hiệu quả thì bắt buộc cần can thiệp phẫu thuật cắt trĩ để điều trị. Trong khi các cơ sở y tế khác vẫn áp dụng phương pháp cắt trĩ truyền thống như Milligan Morgan, Ferguson hay Longo, laser có thể gây đau đớn kéo dài, cắt trực tiếp búi trĩ nên chảy máu nhiều, dễ biến chứng hậu phẫu thì tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, các bác sĩ đang áp dụng thành công 3 phương pháp cắt trĩ mới nhất HCPT II, THD và PPH II. 

Cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT II 

Cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT II 

Phương pháp ứng dụng sóng cao tần xâm lấn tối thiểu, không sử dụng dao kéo phẫu thuật mà dựa trên nguyên tắc nhiệt nội sinh tác động và loại bỏ tận chân búi trĩ. vết cắt siêu mảnh nhỏ giúp hạn chế tối đa đau đớn, hạn chế chảy máu và hạn chế để lại sẹo xấu. 

Phương pháp cho hiệu quả điều trị bệnh trĩ đến 99%, thời gian thực hiện khoảng 20-25 phút, ra về luôn trong ngày và hồi phục nhanh chóng. 

Khâu treo triệt mạch trĩ THD

Phương pháp THD thực hiện dựa trên hướng dẫn siêu âm Doppler, định vị chính xác động mạch nuôi dưỡng búi trĩ và tiến hành khâu thắt động mạch lên phía trên đường lược. 

Phương pháp THD đang được áp dụng phổ biến tại các nước châu Âu và dần thay thế cho phương pháp mổ Longo do tổn tại tỷ lệ biến chứng hậu phẫu khá cao. 

Ưu điểm của phương pháp THD:

  • Không cắt trực tiếp búi trĩ nên hạn chế tối đa biến chứng hậu phẫu, bảo tồn đệm hậu môn và cơ vòng hậu môn, bảo vệ hoàn toàn chức năng hậu môn. 
  • Hạn chế đau đớn & hạn chế chảy máu.
  • Điều trị không xâm lấn, hồi phục nhanh, không cần nằm viện.

Phương pháp PPH II 

Phương pháp PPH II 

PPH II là phương pháp cải tiến mới từ phương pháp truyền thống Longo. Nguyên lý tiến hành cắt bỏ vòng niêm mạc trĩ trên đường lược, sau đó khâu nối tự động. Nguồn mạch máu chính đến nuôi búi trĩ bị ngăn chặn, búi trĩ sa được kéo lên giúp điều trị hiệu quả triệu chứng sa búi trĩ. 

Ưu điểm của phương pháp mới PPH II: 

  • Hạn chế đau đớn, chảy máu 
  • Vết cắt nhỏ nên hạn chế để lại sẹo, giúp định hình và bảo tồn ống hậu môn, hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng sau tiểu phẫu. 
  • Thời gian cắt trĩ nhanh chóng, thời gian hồi phục được rút ngắn còn khoảng 1-2 ngày.
  • Được ra về luôn mà không cần lưu viện. 

Trĩ nội và trĩ ngoại đều cần được phát hiện sớm, điều trị đúng phương pháp ngay từ đầu để ngăn ngừa tái phát. Để được giải đáp cụ thể hơn và đặt lịch thăm khám, người bệnh có thể liên hệ trực tiếp hotline 0243.9656.999 để được các bác sĩ sẽ hỗ trợ sớm nhất.